Tảo Sách - ngôi chùa cổ trên đất Nhật Tân
Tương truyền chùa Tảo Sách có liên quan đến dấu tích của hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ bảy của vua Trần Nhân Tông. Thuở nhỏ, hoàng tử Linh Lang sống với mẹ là Chiêu Minh phu nhân ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), nhiều lần xin xuất gia nhưng không được cha mẹ chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ Tây làm nơi đọc sách, ngâm vịnh thi phú, cùng bạn bè rèn văn, luyện võ. Năm 1287, quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 3, Hoàng tử Linh Lang xin vua cha cho xuất chinh dẹp giặc và đã lập được nhiều chiến công.
Năm 1300, khi hoàng tử mất, nhà vua thương tiếc cho xây đền Nhật Chiêu nay là đình Nhật Tân để nhân dân hương khói phụng thờ. Còn trên nền nhà đọc sách ven hồ, dân làng đã xây dựng một thảo am để ghi nhớ dấu tích của hoàng tử. Đến đầu đời Lê thế kỷ 15, một ngôi chùa đã được dựng trên nền cũ của am cỏ, gọi là Tảo Sách tự nghĩa là đọc sách dưới ánh ban mai.
Cổng chính của chùa Tảo Sách là một tam quan 2 tầng 8 mái đứng uy nghi trên đường Lạc Long Quân, bên phải có bảng đá đề tên di tích đã xếp hạng. Chùa Tảo Sách đã trùng tu, tôn tạo các công trình như Chính điện, nhà Tổ, Trai phòng, nhà Mẫu... và xây một tháp chuông nhìn ra Hồ Tây. Du khách đi ven hồ từ xa đã có thể nhìn thấy tháp chuông với 3 tầng 12 mái cao sừng sững, như một phương đình cửa mở về hướng đông - nam đón gió.
Sau cổng là giả sơn ở giữa một sân rộng trước tòa Tam bảo có kết cấu kiểu chuôi vồ truyền thống. Chếch bên trái tiền đường có dựng một tượng đài bằng đá trắng tạc Quán Thế Âm Bồ Tát đứng lộ thiên trên tòa sen, tay phải hướng lên trời bắt quyết, tay trái dốc bình tưới nước cam lộ.
Ở Thiên trụ phía trước chùa có nhiều câu đối mô tả cảnh đẹp chốn thiền môn. Kiến trúc chùa mang đậm phong cách dân gian. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ rất nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị và những di vật mang tính nghệ thuật cao như: 42 câu đối trong đó có 39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm; 23 bức đại tự; 2 quả chuông, trong đó một quả đúc năm Minh Mạng thứ 3 (1822); 29 văn bia, trong đó có đến 12 bia được lập vào năm Bảo Đại thứ 16 (1941), đáng chú ý là bia Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí có hình lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh diềm bia có hoa văn trang trí đẹp mắt; hơn 40 tượng Phật, tượng Mẫu, phần lớn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 - 20, riêng 3 pho tượng Tam Thế được làm cuối thế kỷ 18.
Khuôn viên của chùa rộng lớn, cảnh quan đẹp nên thơ, trước mặt là Hồ Tây lộng gió, rất thích hợp với những ai muốn đến vãn cảnh hay tìm một nơi thanh tịnh để cho tâm hồn bình lặng, cho đầu óc thảnh thơi giữa cuộc sống quá xô bồ, để chiêm ngưỡng, để thưởng thức những di tích lịch sử, văn hóa bình dị mà vô giá.
Chùa Tảo Sách là một trong số những ngôi cổ tự ở Hà Nội còn giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm của Phật giáo. Năm 1994, chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
0