Tạo sức bật mới để Thủ đô phát triển

Hà Nội đang đứng trước thời cơ, vận hội phát triển mới. Trong bối cảnh thuận lợi là cơ bản, nhưng đồng thời, Thành phố cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, nêu cao lòng tự hào, ý chí quyết tâm, tạo sức bật mới cho con đường phát triển.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN CÁC QUY HOẠCH LỚN, BAO TRÙM

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, dù chịu tác động rất lớn của đại dịch Covid-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới, nền kinh tế Thủ đô cho thấy sức bền, khả năng chống chịu cao, trở thành điểm sáng về tăng trưởng của cả nước. 

Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn Thành phố năm 2021 tăng 2,92%; Năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, kinh tế Hà Nội tốt lên theo từng quý (Quý I tăng 5,81%, Quý II tăng 5,93%, Quý III tăng 6,49%). Cơ cấu kinh tế đã phản ánh rõ kết quả này khi dịch vụ vươn lên chiếm tới 65,88%. GRDP Thành phố 9 tháng tăng 6,08%, cao hơn gần 1,5 lần tăng trưởng GDP cả nước (4,24%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022.

"Hà Nội đang định hình một chân dung phát triển mới, quyết tâm mới và đang làm một cách tích cực, đấy là quy hoạch phát triển Thủ đô, tầm nhìn 2045 - 2050. Đây là cách tiếp cận theo tầm mới trong phát triển Hà Nội, chứ không theo logic cũ", PGS - TS Trần Đình Khiêm - UV Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định.

Hơn 1 năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. 3 nhiệm vụ lớn đang được tập trung triển khai, gồm: Lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Theo đó, Hà Nội tập trung định hướng phát triển 2 Thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô. Thành phố Bắc sông Hồng bao gồm 3 huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài. Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) lấy Khu công nghệ cao Hòa Lạc vừa được bàn giao về Hà Nội quản lý, làm hạt nhân. Hai thành phố sẽ gắn với 5 trục phát triển, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, thay đổi quan điểm phát triển đô thị theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông như hiện nay. 

"Trong sự phát triển Thủ đô giai đoạn tới, chúng ta đã nhận được sự quan tâm rất linh hoạt, cơ động của lãnh đạo thành phố. Đây là sự sáng tạo quyết liệt, đổi mới của thành phố Hà Nội. Với một cơ chế đặc thù, Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành một thành phố năng động, trung tâm gắn kết với các vùng miền phía Bắc", TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam nói.

Hà Nội đang quá tải về hạ tầng giao thông, nhu cầu hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đầu tư nhanh chóng các cây cầu vượt sông, các tuyến đường sắt rất lớn và rất cấp bách. Nhưng nếu thực hiện như cơ chế hiện hành thì phải rất lâu mới có thể hoàn thành, vừa gây lãng phí tiền của, vừa lãng phí thời cơ, cơ hội phát triển. Giao quyền cho Hà Nội cũng chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung tiến lên.

" Hà Nội đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỉ, thuộc tầm dự án quan trọng Quốc gia, nên phải thông qua Quốc hội. Tuy nhiên, khi đã có quy hoạch, ngân sách của Hà Nội, thì mong những vấn đề này sẽ được giao cho Thủ đô quyết định và triển khai. Một hệ thống giao thông khác cũng cần được nhắc tới, đó là hệ thống 10 tuyến đường sắt đô thị. Theo dự toán sẽ trên 20 tỉ USD, nhưng đã có quy hoạch đầy đủ, mong Hà Nội sẽ được giao quyền triển khai thực hiện, cũng như cho phép Thủ đô vay nguồn lực từ bên ngoài đẻ xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông này...", Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chia sẻ những mong muốn về phát triển hệ thống giao thông đô thị

XÁC ĐỊNH VỊ THẾ MỚI CHO VĂN HÓA THỦ ĐÔ

Hà Nội hiện có 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; trên 1.350 làng nghề và làng có nghề; 1.095 lễ hội dân gian cổ truyền và sinh hoạt văn hóa cộng đồng... Cụ thể hóa Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa. Đến nay, nguồn vốn cấp thành phố và cấp huyện được xác định đầu tư cho 3 lĩnh vực này đã đạt hơn 90.000 tỷ đồng. Hơn 1 năm qua, chủ trương này đã đem lại lợi ích với hàng trăm công trình được thụ hưởng, qua đó đem lại niềm vui cho nhân dân, đồng thời mở ra cơ hội phát triển dịch vụ, du lịch tạo sinh kế cho bà con. 

Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Chỉ trong thời gian ngắn, Dự án đã được triển khai, hoàn thành các mốc tiến độ theo kế hoạch như bàn giao mốc giới, đặc biệt là tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Ngày 25-6, đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định, thành phố Hà Nội đã đi đầu khởi công dự án tại 4 điểm trên địa bàn. Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng ở 3 tỉnh, thành phố. 14 mũi thi công dự án đã và đang được các nhà thầu triển khai. Thành phố cũng đang tích cực tháo gỡ khó khăn về mỏ vật liệu, chỉ đạo các quận, huyện quản lý chặt chẽ diện tích đã thu hồi, phối hợp bàn giao cho chủ đầu tư, các nhà thầu để tổ chức thi công.

Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Quyết liệt xử lý đối với 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; tăng cường phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy cải tạo các khu chung cư cũ...Giữa bộn bề công việc, trách nhiệm nặng nề, Hà Nội luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đồng thời chủ động chọn việc để làm, đã làm thì quyết tâm “làm ra tấm ra món”.

Duy trì phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, Thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau. Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo.

Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Trước hết từ nay đến cuối năm 2023, thành phố phải hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo. 

DÁM NGHĨ, DÁM LÀM, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM VÌ LỢI ÍCH CHUNG

Tiếp tục thực hiện thật tốt chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chủ động thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24 ngày 7-8-2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội. Đây là chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng định hình lại tư duy, nhận thức về trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện Chỉ thị này, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. 

Năm 2024, Thành phố sẽ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Ngay từ hôm nay, việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đem lại bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị, nâng cao đời sống người dân chính là món quà chào mừng có ý nghĩa nhất . 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố vừa có Công văn số 297/BTĐ-NV1 về việc đăng tải thông tin đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Sáng 16/5, Sở Khoa học và Công Nghệ Hà Nội đã tổ chức triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024 tại khu liên cơ 258 Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.

Để đảm bảo phòng chống lụt bão mùa mưa sắp tới, UBND quận Ba Đình đã ra quân giải tỏa khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá, góp phần bảo vệ hành lang đê điều, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể công nghiệp là rất quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đang tập trung kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sáng nay (16/5), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam, góp phần thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình đã tổ chức khánh thành nhà Đại đoàn kết tại phường Phúc Xá. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2024 - 2029.