Tập đoàn Nam Cường cố tình sai phạm tại các dự án?

Một tập đoàn đang nắm giữ những dự án có diện tích hàng trăm nghìn m2 đất quy hoạch làm các công viên, hồ điều hòa nhưng dường như cố tình để hoang gây lãng phí tài nguyên đất của thành phố. Sai phạm này đang thuộc về Tập đoàn Nam Cường, chủ đầu tư của những dự án nói trên. Điều đáng nói là trong khi đó, Hà Nội đang nỗ lực và quyết tâm trong năm 2023 làm sống lại các công viên, giải cơn khát không gian xanh cho người dân Thủ đô.

Một ví dụ điển hình là Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang. Sau 7 năm xây dựng, toàn bộ khu công viên và hồ điều hòa tại đây hiện vẫn bị quây tôn kín mít, bên trong không một bóng người. Các vị trí tiểu cảnh, cây xanh đô thị chen lẫn cây dại mọc như rừng rậm, phủ ngang người, thậm chí phủ gần kín lối đi. Thiếu bàn tay chăm sóc, hạ tầng xây dựng sau nhiều năm không được đưa vào sử dụng đã xuống cấp.

Hệ thống cột đèn đã được dựng gần 2 năm nay nhưng chưa một lần được chiếu sáng để phục vụ người dân tản bộ. Một phần mặt bằng được sử dụng làm nơi tập kết rác. Rất nhiều dấu hiệu cho thấy, công viên này không chỉ bị bỏ hoang quá lâu, mà còn bị khai thác sai mục đích.

Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, đã được cấp phép xây dựng đối với phần công viên nhưng đến nay vẫn chưa thành hình.

Xót xa nhất là công viên bị bỏ hoang trong bối cảnh cả khu vực tiếp giáp giữa 2 quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân đang thiếu trầm trọng không gian công cộng. Thậm chí theo quy hoạch, đây là công viên có quy mô lớn duy nhất của khu vực đông dân cư này. 

Bên trong công viên là những nhà tạm được dựng từ khi nào, không ai biết

Theo quy hoạch, Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang có tổng diện tích hơn 11 ha, trong đó diện tích mặt nước là 6,4 ha do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Được chính thức triển khai xây dựng vào tháng 10/2016 , kế hoạch hoàn thành vào tháng 6/2017, nhưng đến nay đã 7 năm vẫn chưa thể hoàn thành. 

Tại buổi làm việc với Trung tâm phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm – đơn vị phụ trách giải phóng mặt bằng, phía chủ đầu tư dự án cho biết, nguyên nhân của việc hoang hóa,  chậm bàn giao là do chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng của 2 quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân. Còn theo ông Nguyễn Đức Vinh – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đô thị - Tập đoàn Nam Cường  “Mặt bằng chậm bàn giao khiến chủ đầu tư không thể hoàn thành dự án, do xây dựng bỏ hoang lâu ngày khiến hạ tầng xuống cấp, kiến nghị các quận sớm bàn giao nốt mặt bằng…”

Để xây dựng công viên này, sự chậm trễ - được lý giải, thì đến từ nhiều phía. Quận Thanh Xuân phải thu hồi hơn 5.800m2 đất của 2 tổ chức và hơn 50 hộ dân. Tuy nhiên hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, mặt bằng chưa được bàn giao. Còn tại địa bàn quận Nam Từ Liêm, Trung tâm phát triển quỹ đất quận cho biết, phải thu hồi hơn 260.000m2, nhưng đến nay vẫn còn 10 hộ gia đình với diện tích hơn 4.000m2 chưa nhận tiền hỗ trợ để bàn giao. Dự án công viên được phê duyệt từ 15 năm trước ( 2008 ) cùng với Khu đô thị mới Phùng Khoang, quá trình triển khai có sự điều chỉnh về chính sách pháp luật, gây chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó GĐ Trung tâm Phát triển Quỹ đất Quận Nam Từ Liêm lại cho rằng : nguyên nhân của sự chậm trễ là “do trải qua 2 lần áp dụng Luật đất đai 2003 và 2013 nên chính sách giải phóng mặt bằng thay đổi, hiện các hộ không nhận tiền đền bù thì trong tháng 12 này quận sẽ ra quyết định cưỡng chế để bàn giao….” 

Được biết, dự án Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang đang được Thành phố Hà Nội gia hạn đến hết quý IV năm 2024 phải hoàn thành. Nếu hai quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân không có sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư, mà cụ thể ở đây là tập đoàn Nam Cường không nỗ lực trong cải tạo, chỉnh trang thì dự án khó có thể hoàn thành .Và khi ấy, người dân trong khu vực chỉ biết tiếp tục đỏ mắt không biết đến bao giờ “lá phổi xanh” này mới được trở thành không gian công cộng.

Trớ trêu thay, không chỉ Công viên Hồ điều hòa Phùng Khoang bị bỏ hoang. Một công viên khác cũng do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư đã hoàn thành 3 năm nay nhưng vẫn chưa thể đưa vào vận hành vì sai phạm về quy hoạch. Đó là Công viên Thiên Văn học nằm trong Khu đô thị mới Dương Nội - hiện cũng đang trong tình trạng hoang hóa, gây lãng phí. Hàng rào bên ngoài vẫn được dựng lên, quây kín xung quanh nhưng các hạng mục phía trong thì lâu ngày đang xuống cấp.

Công viên Thiên văn học không một bóng người

Được biết, tại Công viên Thiên văn học này, chủ đầu tư đã điều chỉnh tăng diện tích mặt nước, giảm diện tích cây xanh, sai so với quy hoạch được phê duyệt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc công viên đến giờ phút này vẫn chưa được đưa vào vận hành.

Mặc dù, chủ đầu tư không thay đổi diện tích tổng thể công viên, không xây dựng công trình mang lợi ích thương mại nhưng đã âm thầm tự ý điều chỉnh các hạng mục bên trong . Chính cái sai này có thể tạo ra tiền lệ cho những vi phạm khác. 

Hạ tầng trong công viên Thiên văn học xuống cấp theo thời gian

Điều này đã từng có tiền lệ diễn ra trên địa bàn Hà Nội, khi mà không ít chủ đầu tư dự án khu đô thị tự ý điều chỉnh một chi tiết nhỏ, làm sai lệch so với quy hoạch được duyệt, mục đích là kéo dài quá trình bàn giao hạ tầng cơ sở để phục vụ lợi ích và toan tính của họ. Do đó, với những kiểu vi phạm này pháp luật cần phải có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. 

Từ năm 2022, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp cùng UBND Quận Hà Đông và các đơn vị chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng ở  dự án nêu trên của Tập đoàn Nam Cường. Đồng thời giao Sở Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra toàn diện vấn đề pháp lý của dự án này. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Và bởi thế, câu hỏi bao giờ công viên được mở cửa đón người dân sẽ vẫn còn rất lâu mới có lời giải đáp...

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ - Công an thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố còn hơn 2.100 công trình còn tồn tại vi phạm chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra hơn 1.400 nhà chung cư, gần 400 chung cư mini cũng có nguy cơ cháy, nổ cao.

Dự án đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đạt tiến độ tổng thể 78,52% giá trị hợp đồng. Với đoạn ngầm, nhà thầu đang tập trung thi công kết cấu các ga ngầm để máy khoan hầm bằng robot làm việc.

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND thành phố theo chương trình công tác của UBND thành phố và chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Tham dự phiên họp tại điểm cầu UBND thành phố có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND thành phố theo chương trình công tác của UBND thành phố và chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố.

Chiều 9/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung đã chủ trì buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm giữa hai địa phương về việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 năm 2024.

Sáng nay (9/5), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.