Tập kết ra Bắc, hành trình của niềm tin và cống hiến

Cách đây 70 năm, từ sau hiệp định Geneve cho đến đầu năm 1955, đã có hàng vạn người dân các tỉnh miền Nam theo các chuyến tàu ra Bắc, mang theo hy vọng về ngày đất nước sẽ sớm được thống nhất.

Theo đó, những người ra Bắc là những chiến sĩ, trí thức, học sinh, là những hạt giống quý, được sắp xếp học tập, bồi dưỡng theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Một thế hệ đã hết mình cống hiến cho các lĩnh vực khoa học, cũng như sự nghiệp phát triển đất nước sau này.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc 70 năm trước. Ra Bắc, xa gia đình, hành trang của ông khi ấy chỉ là mong ước được tiếp tục đi học, có tri thức để phục vụ đất nước. Năm 1965, ông hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường đại học Lomonoxop.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ chia sẻ: "Lúc bây giờ, chiến tranh ở miền Bắc rất ác liệt nhưng tôi cũng quyết tâm xin về để tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc Việt Nam".

Ra Bắc, những người tập kết không chỉ là chiến sĩ, mà còn là những người trí thức đầy khát vọng cống hiến. Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ đã trở thành một trong những người tiên phong thống nhất chương trình giáo dục, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cho miền Bắc và cả nước sau này.

"Lúc bây giờ mỗi thầy dạy mỗi cách, tự nghĩ ra, chưa có chương trình nào cả. Khi tôi về trường đại học, xây dựng nên phòng đại học, nhiệm vụ đầu tiên là thống nhất chương trình trong tất cả các trường sư phạm, biên soạn giáo trình, biên soạn sách giáo khoa. Tất cả những việc này được chỉ đạo trong vòng 2 năm thì hoàn thành hết tất cả những việc đó. Đây là cơ sở để khi thống nhất nước cũng là lúc thống nhất các trường sư phạm", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.

Cũng là một người con của miền Nam tập kết ra Bắc, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên đã vượt qua muôn vàn khó khăn để góp phần phát triển y tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vaccine, bảo vệ đồng bào trong những năm chiến tranh. Giữa chiến trường ác liệt, thiếu thốn, Giáo sư Liên và đồng đội đã nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine đậu mùa, thương hàn và tả.

Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên nhớ lại: "Áp dụng những gì học ở ngoài Hà Nội để làm được 3 vaccine giữa chiến trường cũng là một vấn đề rất khó khăn, phải đi mua trâu non ở dưới đồng bằng lên, sau đó, khử trùng và làm một nhà riêng cho con trâu đấy. Trong lúc cấy virus đậu mùa lên trên lưng của con trâu là xử lý và làm vaccine đậu mùa".

Câu chuyện của Giáo sư Liên hay Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ là minh chứng cho tinh thần tự học và cống hiến không ngừng nghỉ của thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đó không chỉ là một hành trình về mặt địa lý, mà còn là hành trình của lòng yêu nước, ý chí cống hiến của một thế hệ đã trọn đời vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với quan điểm xuyên suốt: an sinh xã hội không có điểm dừng, MTTQ thành phố Hà Nội đã đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền chung tay chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Sáng 16/10, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND thành phố với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã quý III-2024.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản - Jetro hỗ trợ đào tạo nhân lực; trao đổi kinh nghiệm quản trị; xây dựng, hoàn thiện thể chế; kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia phát triển, nhân rộng mô hình “lãnh đạo công, quản trị tư” tại các khu công nghiệp.

Hơn 1 tháng trước, cơn bão số 3 - bão Yagi quét qua Hà Nội, gây thiệt hại về người và tài sản, làm hàng loạt cây xanh bị gãy đổ. Cây nào cứu được đã được cứu, cây nào dựng lại được đã được dựng, cây đưa đến vườn ươm đã phục hồi, bén rễ, xanh chồi…

Chiều 16/10, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chính thức bước vào ngày làm việc đầu tiên.

Trục tỉnh lộ 429 đoạn tiếp giáp với huyện Mỹ Đức, thông thường có lượng lớn xe tải chở đất đá lưu thông qua huyện Ứng Hòa, Thanh Oai rồi sang Hà Đông, Thường Tín…, nhưng nếu xuất hiện các tổ công tác là xe tải mất hút.