Tấp nập chợ hoa Hàng Lược ngày cận Tết

Ngày cận Tết, không khí tại chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội) càng trở nên nhộn nhịp hơn. Người dân tới đây, không chỉ mua đào, quất mà còn để ngắm nhìn và tận hưởng không khí Tết. Bởi chợ hoa trong lòng phố cổ này luôn mang một phong vị đặc biệt của thời gian mà không chợ hoa Tết nào có được.
Ngày 29 Tết, chợ hoa truyền thống Hàng Lược (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đông nghịt người đi mua hoa Tết từ sáng sớm.
Đã thành một nét đẹp văn hóa, những ngày cận Tết, người dân Thủ đô lại nô nức đến chợ hoa ở trung tâm phố cổ này để chọn mua đào, quất về trưng trong gia đình mình dịp Tết Nguyên đán. 
Chợ hoa Hàng Lược tràn ngập sắc màu Tết truyền thống bởi đào Nhật Tân, quất Tứ Liên và đủ loại hoa Tết.
Những cành đào phai, đào bích có giá, từ 100.000 - 2 triệu đồng được bày bán khắp nơi.
Người dân vừa ngắm, vừa mặc cả để lựa chọn cho mình một cành đào ưng ý. 
Theo một chủ kinh doanh tại chợ hoa Hàng Lược, giá hoa đào năm nay tăng nhẹ do thời tiết lạnh, hoa nở đúng dịp Tết. Nên có những cành đào nhiều nụ và lộc giá có thể lên đến trên 3 triệu đồng. 
Ngoài đào và quất còn rất nhiều loại hoa cũng được bày bán. Những chậu chi mai nhỏ xinh có giá từ 250.000 - 400.000 đồng/ chậu.
Mọi cửa hàng hoa đều gần như đông kín khách. Theo ghi nhận, lượng người đến chợ hoa Hàng Lược trong sáng nay tăng đột biến bởi hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên trong dịp Tết Quý Mão 2023.
Yaned - một du khách đến từ đất nước Colombia thích thú chụp ảnh những cành đào tại chợ hoa. Yaned chia sẻ, đây là lần đầu tiên cô được đón Tết cổ truyền Việt Nam, điều này đã mang đến cho Yaned nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình du lịch các quốc gia của mình.
Với nhiều người dân Hà Thành, đi dạo chợ và ngắm hoa luôn là một thú vui tao nhã mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Những cành đào tươi thắm theo những chuyến xe về với mọi nhà, mang theo mọi điều tốt đẹp trong năm mới.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.