Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đầu tư để tỷ lệ giải ngân đạt 95%, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đúng kế hoạch.

Sáng nay (27/6), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy chủ trì Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý II/2024; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Cùng chủ trì hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy.

Hà Nội hiện có 186 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 6 tháng đầu năm, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là gần 20 nghìn tỷ đồng.

Theo kế hoạch, trong tháng 7 này, phấn đấu có bốn huyện là Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đông Anh được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đến cuối năm có thêm Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín được công nhận huyện nông thôn mới nâng cao.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hanoimoi.

Để Hà Nội được công nhận là thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, cần có thêm ít nhất bốn huyện, 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đầu tư để tỷ lệ giải ngân đạt 95%, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch. Cần đẩy nhanh việc đấu nối đối với 113 xã chưa có nước sạch tập trung, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong năm 2024.

Về phát triển ngành nghề và kinh tế nông thôn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu các địa phương quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường, xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề, góp phần quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, cần cơ cấu lại lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tập trung chỉ đạo theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tập trung, phối hợp triển khai du lịch sinh thái để tăng thu nhập cho người dân. Song song, tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ các địa phương khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 1/7, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, Bộ Công an sẽ triển khai việc cấp thẻ căn cước theo mẫu mới.

Năm 2024, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn Hà Nội đã tăng 226% so với năm 2014, hỗ trợ hiệu quả cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Luật Phòng thủ dân sự là 1 trong 10 luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Từ hôm nay (30/6) đến trưa và chiều 2/7, Thành phố Hà Nội tiếp tục nắng nóng, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37-38 độ C.

Ngày mai, 1/7/2024, 10 luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày luật Đất đai có hiệu lực.