Tập trung ứng phó với mưa lớn sau bão

Mặc dù bão số 1 giảm cấp nhưng hoàn lưu bão rộng, dự báo vẫn gây mưa lớn cho nhiều tỉnh phía Bắc, cục bộ có nơi mưa rất to, gây lũ quét và sạt lở đất. Trước tình hình này, sáng 18/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp rà soát các phương án ứng phó với mưa lớn, phòng tránh các tai nạn sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ trưa 18/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10.

Từ chiều 18/7 đến ngày 19/7, khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm. Khu vực Tây Bắc có mưa to với lượng mưa 50-150 mm, vùng đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-70 mm; đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị. Cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo, người dân cần đề phòng nguy cơ xuất hiện dông, lốc kèm gió giật mạnh trong vùng ảnh hưởng hoàn lưu bão, cả trước và trong khi bão đổ bộ. Ngoài ra, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; đồng thời các Bộ ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các Công điện của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn qua 4 huyện, thị xã ở Hà Nội, dài khoảng 25km, với vốn đầu tư hơn 18.700 tỉ đồng.

Đi vào làn khẩn cấp, đi vào đường cấm, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ không đúng quy định… là những báo cáo vi phạm mà Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội liên tục nhận được qua kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết những tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.