Tàu điện Nhổn - ga Hà Nội khai thác 8,5km trên cao

8h sáng nay, 8/8, metro Nhổn - ga Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị thứ hai của Thủ đô bắt đầu vận hành thương mại đoạn trên cao sau 15 năm khởi công.

Từ 7h sáng nay, ở các ga đi tàu tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đã tập trung đông đúc hành khách tới tham quan, trải nghiệm.

Metro Nhổn - ga Hà Nội có 10 đoàn tàu, vận tốc tối đa 80 km/h, vận tốc khai thác trung bình 35 km/h. Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở 236 hành khách, mỗi chuyến chở khoảng 950 khách. 353 lái tàu và toàn bộ nhân sự trực tiếp điều hành tuyến đã được đào tạo với sự hỗ trợ của nhà thầu và tư vấn.

Nhiều người tỏ ra thích thú khi được di chuyển bằng tuyến đường sắt trên cao thứ 2 ở Thủ đô.

Tuyến metro này sẽ mở từ 5h30, đóng tuyến lúc 22h hằng ngày trong 3 tháng đầu vận hành khai thác, giãn cách chạy tàu đều đặn 10 phút/chuyến. Các nhà ga trên tuyến gồm 8 nhà ga (Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy).

Về giá vé, theo phương án được xây dựng, giá vé lượt (vé chặng) đi một ga là 8.000đ và đi cả tuyến 12.000đ/lượt. Vé ngày là 24.000 đồng, có giá trị trong một ngày và không hạn chế số lượt.

Vé tháng loại phổ thông có mức giá 200.000đ/tháng; loại ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là 100.000đ/tháng. Vé tập thể là 140.000đ/tháng. Miễn phí dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người trên 60 tuổi, người khuyết tật.

Trong 15 ngày đầu đưa vào khai thác, sẽ miễn phí vé cho tất cả các hành khách.

Tàu chạy trên trục đường nhiều trường đại học.

Đại diện ban Quản lý dự án đường sắt Hà Nội cho biết dự án tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào vận hành sẽ góp phần phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại hóa, nhằm nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.