Tàu thăm dò Ấn Độ đáp xuống vùng tối mặt trăng

Đúng 19h15 phút tối nay (23/8 theo giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thực hiện cú đáp lịch sử xuống bề mặt của mặt trăng, chính thức trở thành quốc gia thứ 4 đặt chân lên hành tinh này.

Đây là nỗ lực thứ hai của Ấn Độ nhằm đưa tàu vũ trụ hạ cánh lên mặt trăng và diễn ra chưa đầy một tuần sau khi dự án Luna-25 của Nga thất bại.

Sứ mệnh này đã giúp củng cố vị thế của Ấn Độ như một siêu cường toàn cầu trong lĩnh vực không gian. Trước đây, chỉ có Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô cũ hoàn thành việc hạ cánh mềm trên bề mặt mặt trăng.

Quá trình hạ cánh đã được phát sóng trực tiếp trên website chính thức của tổ chức, kênh truyền hình quốc gia của Ấn Độ Doordarshan và nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook và YouTube. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng theo dõi và bày tỏ vui mừng trong thời khắc lịch sử này.

Tàu vũ trụ của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng

Tổ chức  Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ cho biết đã phải thực hiện các điều chỉnh để gia tăng khả năng thành công của dự án.

Tàu đổ bộ cũng đã được trang bị nhiều nhiên liệu hơn và có hệ thống giá đỡ vững chắc hơn khi hạ cánh. Thành công của Chandrayaan-3 đã khiến nó trở thành tàu đầu tiên hạ cánh xuống cực nam mặt trăng, khu vực có các miệng hố bị che khuất được cho là chứa băng nước - Yếu tố chứng minh cho giả thiết về sự sống trên mặt trăng.

Sau khi hạ cánh thành công, Chandrayaan-3 sẽ thực hiện một loạt thí nghiệm bao gồm phân tích quang phổ về thành phần khoáng chất của bề mặt mặt trăng trong 2 tuần nữa.

Tàu thăm dò của Ấn Độ đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng

Trên thực tế, việc hạ cánh xuống cực nam của mặt trăng sẽ cho phép Ấn Độ khám phá xem có nước đóng băng trên mặt trăng hay không. Và điều này rất quan trọng đối với dữ liệu về địa chất của mặt trăng và thực sự có thêm thông tin về việc khám phá hệ mặt trời, lịch sử và sự tiến hóa”.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.

Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).

Sân bay Frankfurt, sân bay lớn nhất nước Đức, đang thử nghiệm việc xây đường băng từ một loại vật liệu đặc biệt, bền vững với môi trường là nhựa đường được làm từ vỏ hạt điều. Nếu thử nghiệm thành công, nhựa đường sinh học này sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của thành phố.