Temu đổ bộ vào Việt Nam

Những ngày gần đây, quảng cáo, giới thiệu về sàn bán hàng online giá rẻ xuyên biên giới Temu đang âm thầm tiến vào thị trường Việt.

Hiện phiên bản ra mắt của website Temu Việt Nam vẫn còn khá thô sơ. Temu chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và thanh toán bằng Google Pay, Visa, MasterCard....; giảm giá 2-3 lần so với giá thành hoặc được khuyến mại tới 90% là mức giá thường gặp của các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Temu.

Mặc dù Temu là sàn thương mại quốc tế, tuy nhiên, mọi thông tin đều đã được mô tả bằng tiếng Việt. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm trên Temu đều có mức giá rẻ hơn. Đơn cử như cùng một sản phẩm thì trên Temu có giá khoảng 40.000 đồng, từ một shop nước ngoài trên Shopee khoảng 80.000 đồng, trên Tiktokshop khoảng 90.000 đồng và trên Lazada khoảng 100.000 đồng.

Temu là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc).

Một điểm có thể dễ dàng nhận thấy là chiến thuật flash sale của Temu với những sản phẩm giá rẻ đều kèm theo thông báo "ngày cuối" hay "Ưu đãi sẽ kết thúc hôm nay" để hấp dẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, một điều khiến rất nhiều người tiêu dùng thận trọng khi sàn này không có tính năng thanh toán khi nhận hàng. Mặc dù là thị trường trực tuyến phổ biến thứ hai thế giới, tuy nhiên, Temu đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Temu là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc), nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các sản phẩm của Temu đều đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, nơi có chi phí sản xuất thấp và quy mô sản xuất lớn. Công ty mẹ của Temu, PDD Holdings, cũng có những chiến lược trợ giá, chấp nhận lợi nhuận thấp cho mỗi sản phẩm bán ra, giúp giảm giá thành sản phẩm.

Hầu hết các sản phẩm của Temu đều đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, nơi có chi phí sản xuất thấp và quy mô sản xuất lớn.

Tuy nhiên, theo các khách hàng đã trải nghiệm mua hàng, bên cạnh mức giá rẻ thì sàn thương mại này vẫn còn nhiều bất cập. Chị Tống Thị Hà Phương, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: "Bất cập của Temu là chỉ giao đơn hàng có trị giá 120.000 trở lên. Temu là một sàn TMĐT mới mở ở Việt Nam thôi nên sự kiểm sóat về chất lượng cũng như đánh giá người dùng chưa nhiều".

Còn chị Nguyễn Ngọc Tâm, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho hay: "Tôi đã mua một chiếc máy sấy tóc giá 200.000 đồng, được giảm 60% so với giá gốc, miễn phí vận chuyển. Chưa sử nhiều nên tôi chưa thể đánh giá chất lượng. Việc xuất hiện thêm một sàn TMĐT giá rẻ cũng là thêm một lựa chọn. Tuy nhiên, giá sản phẩm rẻ thế cũng khiến tôi cũng lo lắng về chất lượng".

Các chuyên gia phân tích, một lô hàng đi từ Trung Quốc, nhất là có kho tập kết ở các tỉnh biên giới hoặc trong nội địa Việt Nam chỉ mất khoảng 2-3 ngày, cộng với mẫu mã đa dạng, phí vận chuyển thấp... sẽ trở thành một cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể tăng sức cạnh tranh với chất lượng và uy tín sản phẩm.

Ông Nguyễn Bình Minh, Uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho biết: "Người Việt Nam có xu thế dùng thử rất nhiều vì vậy sản lượng ban đầu bán được có thể tương đối lớn. Tuy nhiên, về cơ bản, thị hiếu của người dùng Việt hiện nay có dùng cả những hàng hóa chất lượng cao, đi kèm với nó sẽ là chất lượng hàng sau khi dùng thử. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt có uy tín về thương hiệu chất lượng thì vẫn có thể yên tâm".

Sự đổ bộ của Temu sẽ tạo ra sức ép với với sàn thương mại điện tử khác, cũng như chính những shop online đang nhập hàng Trung Quốc về bán. Phải chăng, bên cạnh bảo vệ người tiêu dùng thì việc tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng là điều thật sự cần bàn?

Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình 25% một năm. Hơn 61 triệu người Việt mua sắm online và giá trị mua bình quân mỗi người khoảng 336 USD. Dữ liệu này cho thấy Việt Nam đang trở thành quốc gia tiềm năng với các nhà đầu tư, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực mua lớn trong lúc giá tăng vọt khiến không ít đơn vị kinh doanh vàng tại Hà Nội, TP.HCM hết vàng miếng và nhẫn trơn, hoặc giới hạn số lượng mỗi lần mua.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phạm vi áp dụng mở rộng cho tất cả các đối tượng là nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng trên phạm vi cả nước.

Ngày 23/10, giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn gần áp sát giá vàng miếng; vàng miếng SJC tăng 1 triệu đồng mỗi lượng.

Chiều 22/10, hội nghị Halal toàn quốc với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” đã diễn ra tại Hà Nội.

Vinhomes đã công bố kế hoạch mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM. Thời gian giao dịch dự kiến từ 23/10 đến 21/11. Trước thềm thương vụ lịch sử, giá cổ phiếu VHM tăng vọt hai phiên giao dịch gần đây, khiến vốn hóa Vinhomes vượt mốc 200.000 tỷ đồng

Sau khi lập đỉnh mới 2.740 USD/ounce trong ngày hôm qua, hôm nay giá vàng thế giới đã giảm.