Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Sau thời gian 'gây bão', sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Hiện các đơn hàng mua trên sàn Temu không được làm thủ tục pháp lý để thông quan vào Việt Nam. Chỉ khi nào được Bộ Công Thương cấp phép, cơ quan hải quan mới thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn.

Trước đó, nhiều khách hàng phản ánh các hoạt động giao dịch trên Temu hầu như đóng băng, sản phẩm đặt từ đầu tháng trước đến nay vẫn chưa nhận được.

Temu hiện đã chuyển hoàn toàn ngôn ngữ giao diện từ tiếng Việt sang tiếng Anh trên cả ứng dụng lẫn website. Hiện, người dùng tại Việt Nam chỉ có 3 lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Pháp.

Trên App Temu, sàn này thông báo tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau khi làm việc với Bộ Công Thương và được Bộ yêu cầu. Hiện chưa rõ thời điểm Temu hoạt động trở lại.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, sau khi làm việc với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, sàn Temu dừng hoạt động đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, người tiêu dùng không nên hoang mang quá nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Sàn thương mại điện tử Temu đã tạm dừng cung cấp dịch vụ bán hàng tại thị trường Việt Nam.

Temu, nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc PDD Holdings. Từ cuối tháng 9/2024, sàn thương mại điện tử này đã hiện diện trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam và thu hút nhiều người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên sau đó sàn này bị phát hiện chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Temu bán nhiều loại sản phẩm trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc với giá cực thấp, thậm chí giảm giá tới 99% thông qua các chương trình khuyến mại chớp nhoáng. Mô hình của Temu dựa vào việc duy trì chi phí ở mức thấp nhất bằng cách kết nối người tiêu dùng trực tiếp với nhà cung cấp và chỉ xử lý công đoạn vận chuyển tới khách hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán thấy rõ trong phiên chiều khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm tới hơn 3 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến cho chỉ số hồi phục về tham chiếu và tăng nhẹ.

Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

Sau 5 phiên tăng liên tiếp, giá dầu thế giới hôm nay (7/1) quay đầu giảm khi chịu tác động bởi một số tin tức kinh tế không lạc quan từ Mỹ và Đức. Đồng thời, dự báo nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép lên giá dầu.

Theo thống kê của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), đến cuối 2024, thị trường chứng khoán có gần 9,3 triệu tài khoản, trong đó mở mới thêm 2 triệu tài khoản.

Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.

Với diện tích trên 7.800 ha trồng bưởi, cây bưởi đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội, đem lại thu nhập ổn định và góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân ngoại thành Hà Nội.