Tết Giáp Thìn 2024 khai bút giờ nào đẹp?
Ngày giờ đẹp nhất để khai bút là ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 4 tết Giáp Thìn, cụ thể:
- Ngày mùng 1 Tết (2/2 dương lịch): 4 giờ sáng
- Ngày mùng 2 Tết (3/2 dương lịch) vào những thời điểm sau: Giờ Sửu (1h - 3h), giờ Thìn (7h - 9h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Mùi (13h - 15h), giờ Tuất (19h - 21h), giờ Hợi (21h - 23h).
- Ngày mùng 4 Tết (5/2 dương lịch) vào những thời điểm sau: Giờ Tý (23h - 1h), giờ Dần (3h - 5h), giờ Mão (5h - 7h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Mùi (13h - 15h), giờ Dậu (17h - 19h).
Năm 2024, khai bút nên viết gì?
Thông thường, khi khai bút đầu năm, nhiều người thường chọn viết những câu chúc Tết, câu đối, thơ hoặc danh ngôn mang ý nghĩa tốt đẹp. Đây có thể là những tâm tư, những lời ước nguyện cho một năm mới thành công, bình an, và giàu niềm vui, hay đơn giản là những câu từ chứa đựng thật nhiều hạnh phúc.
Đồng thời, khi khai bút đầu năm, cũng nên viết những điều do bản thân tự nghĩ, tự cảm nhận, tự mong ước, viết về những điều tốt lành và cầu mong một năm mới thật bình an, thuận lợi. Dưới đây là một số ý tưởng, câu khai bút bạn có thể tham khảo:
- Vạn sự như ý
- An khang thịnh vượng
- Hạnh phúc viên mãn
- Sức khỏe dồi dào
- Công thành danh toại
- Tài lộc hanh thông
- Thuận buồm xuôi gió
- May mắn thuận lợi
- Gia đình hạnh phúc
- Tình duyên viên mãn
- Trẻ mãi không già
- Sống lâu trăm tuổi
- Thi cử đỗ đạt
- Cá chép vượt vũ môn
- Mã đáo thành công
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
0