Tết này con sẽ về

Bồi hồi, mong ngóng là tâm trạng trước tết của nhiều người xa quê lập nghiệp. Họ mong từng ngày để được về gặp bố mẹ, người thân, sau những vất vả, ngược xuôi, lo toan nơi thành thị. Trở về, để được ngồi bên nồi bánh chưng nghi ngút khói và mùi rơm rạ cháy thơm thơm, khen khét.

Ngược xuôi chốn thành thị

Để có cái Tết đủ đầy, nhiều người lao động phải tăng ca làm thêm giờ, một số khác cố gắng kiếm việc làm thêm. Sâu bên trong, ước muốn được về quê giúp họ vượt lên khó khăn. Để có thể được hưởng không khí Tết ấm áp bên gia đình. 

Để có cái Tết đủ đầy, nhiều người lao động phải tăng ca làm thêm giờ, một số khác cố gắng kiếm việc làm thêm

Còn chưa tới một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, cùng tâm trạng của nhiều sinh viên xa nhà khác, Kiều Trang rất mong đến Tết và hy vọng sẽ được về quê sớm, để lại được mẹ ôm vào lòng, được ngồi ăn bữa cơm chiều 30 cùng đông đủ mọi người trong gia đình. 

Tình cảm gia đình sum vầy khi Tết đến đã trở thành động lực để Trang cố gắng mỗi ngày

Bạn Ngô Thị Kiều Trang - quận Bắc Từ Liên chia sẻ: "Trong dịp Tết sắp tới, điều tôi mong chờ nhất là muốn được nhanh trở về với gia đình. Đó là thời khắc vô cùng thiêng liêng vì một năm chỉ có một dịp Tết Nguyên đán. Tôi muốn trở về nấu cơm hay làm bánh chưng là phong tục truyền thống quý báu của Việt Nam. Mong về quê, có bữa ăn sum họp với gia đình để tăng thêm tình yêu thương, sự gắn kết đoàn kết anh chị em và bố mẹ trong gia đình với nhau".

Tình cảm gia đình sum vầy khi Tết đến đã trở thành động lực để Trang cố gắng mỗi ngày. Từ trước tết 2 tháng, Trang nhận làm thêm nhiều hơn, làm trợ giảng, làm gia sư, để tăng thu nhập, sắm quà về biếu bố mẹ. 

Cứ nghĩ đến khoảng khắc được chứng kiến gương mặt hạnh phúc, tự hào của bố mẹ khi nhận món quà tết do con gái trao gửi, là Trang lại ấm lòng và có thêm động lực để làm việc, đếm ngược từng ngày được ra bến xe để về quê. 

"Bây giờ mình lớn rồi cũng rất ngại để chia sẻ những công việc, điều trong cuộc sống với gia đình. Tôi thường thể hiện tình cảm qua việc mua những món đồ nhỏ hoặc những dịp về quê sẽ mua đồ ăn, làm đồ cùng với mẹ. Hoặc tặng cho bố mẹ món đồ nhỏ, quần áo)". - Bạn Ngô Thị Kiều Trang chia sẻ.

Ai cũng mong Tết  

Để có cái Tết đủ đầy, nhiều người lao động phải tăng ca làm thêm giờ, một số khác cố gắng kiếm việc làm thêm. Sâu bên trong, ước muốn được về quê giúp họ vượt lên khó khăn. Để có thể được hưởng không khí Tết ấm áp bên gia đình.

Với người lao động xa quê, cả năm vất vả mưu sinh, không mong gì hơn được về đón Tết sum họp cùng gia đình. Càng gần Tết thì nỗi nhớ nhà, ước mong về quê sum họp càng thôi thúc họ hơn bao giờ hết. Những gia đình trẻ sinh sống và lập nghiệp tại Hà Nội đều cố  gắng thu xếp công việc có thể về quê sớm hơn, được đoàn viên cùng gia đình.

Với người lao động xa quê, cả năm vất vả mưu sinh, không mong gì hơn được về đón Tết sum họp cùng gia đình

Cả năm nay, chị Hường chưa có dịp về quê thăm người thân. Khi chỉ còn chục ngày nữa là Tết, lòng chị không khỏi nôn nao, nhớ khoảnh khắc cùng gia đình sum họp, quây quần đêm giao thừa.

Chị Tống Thị Hường - phường Đại Kim - quận Hoàng Mai chia sẻ: "Mỗi dịp Tết đến xuân về, tâm trạng đầu tiên là nhớ nhà. Nhớ về quê sum vầy cùng mọi người gói bánh chưng, sau đó dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa. Nhà mình ở nội ngoại gần nhau. Khoảng 28 sẽ về sắm Tết cho cả ông bà nội ngoại. Mồng 1 đón Tết với ông bà nội".

Xa quê đã lâu, mỗi khi nhớ nhà, chị Hường thường gọi điện cho chị gái để hỏi thăm tình hình sức khỏe của bố mẹ. 

"Món quà đầu tiên đó là những bộ quần áo ấm cho bố mẹ. Vì ở quê rất lạnh, lạnh hơn ở trên này.Vì bố mẹ làm nông, rất cần những bộ quần áo ấm để ra đồng vì sương sớm lạnh. Sau đó, chuẩn bị quà cho những đứa cháu ở nhà. Sắm Tết về nhà anh chị mới rủ nhau đi sắm Tết". - chị Hường chia sẻ thêm.

Giống nhiều người ngoại tỉnh lên Thành phố làm việc, kiếm sống, trước khi về quê đón Tết, anh Trường thường đi mua sắm để gửi làm quà tặng mọi người trong nhà. Món quà có giá trị bao nhiêu không quá quan trọng mà chính là tình cảm và sự quan tâm họ dành cho gia đình.

Anh Nguyễn Văn Trường - phường Đại Kim - quận Hoàng Mai chia sẻ: "Công việc rất bận rộn. Chắc khoảng nửa năm rồi tôi chưa về quê. tết này tôi cũng sẽ cố gắng thu xếp về sớm nhất có thể. Ông bà nhớ con nhớ cháu vẫn chủ động gọi, giục về cho sớm, mong con cháu về quê chơi. Ở quê nhiều anh em bạn bè, tết tụ tập anh em bạn bè rất vui. Mình ít về nên anh em cũng quý, cứ có dịp anh em lại tập trung".

Được về quê sum họp, đón Tết, được gặp gỡ hàn huyên và gắn kết tình thân. Là điều mà bất cứ ai xa quê cũng mong đợi. Cả năm trên thành phố mỗi khi gặp phải những khó khăn trên đường đời ngược xuôi, chắc hẳn hình ảnh quê nhà, không khí Tết ấm áp, chính là điều đã giúp họ cố gắng vượt qua tất cả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 thường xuyên xảy ra ngập úng khi trời mưa, đại diện Ban Quản lý dự án đã lý giải nguyên nhân.

Để ngăn chặn tình trạng nhiều xe máy đi vào làn đường dành cho ô tô trên cầu vượt nút giao Mai Dịch, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lắp đặt thêm dải phân cách di động gần như khép kín Vành đai 3 trên cao ở hai đầu nút giao.

Sáng 17/5, Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo với chủ đề “Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?". Tại hội thảo, các hãng hàng không thừa nhận, giá vé máy bay từ đầu năm đến nay có tăng từ 15 - 20%. Tuy nhiên, mức tăng hiện nay còn rất xa so với mức giá trần mà Nhà nước quy định.

Sáng nay (17/05), Công an quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị sơ kết về triển khai Nghị quyết “Tăng cường quản lý phòng ngừa cán bộ chiến sĩ sai phạm” của Công an thành phố, đồng thời, triển khai sơ kết 3 năm việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức chuyên đề quán triệt bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Công an nhân dân.

Tranh thủ thời gian trước khi mùa mưa bão đổ về, nhiều dự án đẩy nhanh tiến độ thi công, kéo theo là tình trạng gia tăng xe quá khổ, quá tải chuyên chở vật liệu xây dựng. Với các lỗi về tải trọng, nếu bị xử lý nghiêm, tiền lãi từ cước và mua bán hàng hóa không đủ để bù mức phạt.

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian gần đây nhiều đối tượng mạo danh là cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam gọi điện, nhắn tin cho người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp yêu cầu người dân đồng bộ dữ liệu căn cước công dân, cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số.