Tết Nguyên đán thời tiết thế nào?
Sáng 17/1, tại Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã tổ chức hội thảo xu thế tình hình khí tượng thủy văn năm 2025.
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, có ít khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông. Trong giai đoạn trước Tết, thời điểm từ 17 - 25/1 (18 - 26 tháng Chạp), khu vực Bắc Bộ sáng có sương mù nhẹ, ngày trời nắng ráo, trời tiếp tục rét; khu vực Trung Bộ, vùng từ Thanh Hóa - Huế, nhiều mây, trời rét; khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận phía Bắc đêm và sáng trời rét, ngày trời nắng nhẹ; Tây Nguyên và Nam Bộ đêm và sáng sớm mây nhiều, có sương mù và sương mù nhẹ, ngày trời nắng, không xảy ra nắng nóng.
Vào giai đoạn những ngày chính Tết (27 - 31/1, tức 28 Tết đến 3 Tết), miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt độ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, trời rét, vùng núi có rét đậm, phía Đông Bắc Bộ có ngày có mưa nhỏ, mưa phùn.
Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trời rét. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác (thời gian mưa tập trung vào trước ngày 28/1 (29 Tết). Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, trời nắng (không xảy ra nắng nóng).

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, khu vực ven biển miền Đông Nam Bộ sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt triều cường diễn ra từ ngày 30/1 - 2/2/2025 (mùng 2 - 5 Tết), đỉnh triều cao nhất trong đợt này có thể đạt 4,1m, gây ngập úng cục bộ cho một số khu vực ven biển, cửa sông.
Nắng nóng, mưa nhiều
Thông tin về tình hình thời tiết năm 2025, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, hiện tại, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương (SSTA Nino 3.4) đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm là - 0,70 độ C trong tuần giữa tháng 01/2025. Dự báo, SSTA Nino 3.4 trong tháng 1 sẽ còn duy trì ở mức - 0,5 đến - 0,7 với xác suất gần 90%. Sau đó, trong 3 tháng tiếp theo (tháng 2 - 4/2025) SSTA Nino 3.4 tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm dưới -0,50 độ C với xác suất khoảng 55 - 65%.
Sau đó, hiện tượng ENSO có khả năng trở lại trạng thái trung tính với xác suất từ 55 - 65% trong khoảng thời gian 3 tháng (3, 4 và 5/2025) và nhiều khả năng sẽ duy trì trạng thái trung tính trong những tháng còn lại của năm 2025.
Như vậy hiện tượng ENSO ở trong điều kiện La Nina có thể tồn tại trong thời gian ngắn (có thể chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, chưa đủ dài để đạt chỉ tiêu về thời gian duy trì để xác định một chu kỳ La Nina), sau đó khả năng cao sẽ dần trở lại trạng thái trung tính.
Với diễn biến như vậy thì thời tiết, khí hậu năm 2025 cần lưu ý, trong điều kiện La Nina, ở khu vực Thái Bình Dương gió tín phong sẽ mạnh hơn trung bình, hoạt động đối lưu sẽ suy giảm ở khu vực gần Trung tâm Thái Bình Dương và gia tăng trên phần phía Tây Thái Bình Dương. Điều này sẽ khiến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khu vực Indonesia trong đó gồm cả khu vực phía nam của Việt Nam mưa sẽ có xu hướng cao hơn trung bình trong những tháng đầu năm 2025 (có khả năng khu vực phía Nam Việt Nam xuất hiện mưa trái mùa cục bộ trong những tháng mùa khô).

Mùa bão năm 2025, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện số lượng bão, áp thấp nhiệt đới tương đương so với trung bình nhiều năm (khoảng tháng 6) và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông khoảng 11 - 13 cơn, ảnh hưởng đến đất liền khoảng 5 - 6 cơn).
"Hiện tượng nắng nóng có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng có khả năng bắt đầu xuất hiện tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vào khoảng nửa đầu tháng 3; khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ vào khoảng tháng 4 và phía Đông Bắc Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ từ khoảng tháng 5 trở đi. Nhiều khả năng nắng nóng trong năm 2025 sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024", ông Hoàng Phúc Lâm nhận định.
Về không khí lạnh, hoạt động tương đương trung bình nhiều năm nên sẽ có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trong giai đoạn từ tháng 1 - 3/2025, trong đó cần đề phòng xuất hiện các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng, băng giá, sương muối ở khu vực vùng núi phía Bắc.
Trong năm 2025, số đợt mưa lớn diện rộng xảy ra trên toàn quốc ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (khoảng 20 đợt). Các đợt mưa lớn diện rộng có khả năng bắt đầu từ tháng 6 ở Bắc Bộ, sau đó chuyển dần về phía nam và kết thúc vào khoảng tháng 12 ở các tỉnh Trung Bộ.
Ven biển phía Đông Nam Bộ có 6 đợt triều cường, vào các ngày 1 - 6/3, 28/3 - 3/4, 27/4 - 3/5, 7 - 13/10, 4 - 10/11 và 4 - 10/12. Trong đó, đợt triều ngày 4 - 10/11 và 4 - 10/12, mực nước trạm Vũng Tàu có thể đạt trên 4,3 m.
Trong mùa khô đầu năm 2025, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm Từ tháng 2 - 4/2025, xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp tại các địa phương, tuy nhiên tình trạng xâm nhập mặn không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020. Từ tháng 3 - 7/2025, tình hình khô hạn thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi có khả năng xảy ra tại các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.
Theo TTXVN


Giám đốc Công an thành phố yêu cầu các lực lượng xác định rõ tuyến, địa bàn trọng điểm và các điểm, tụ điểm liên quan đến ma túy để kiên quyết đấu tranh xử lý, ngăn chặn từ sớm, từ xa.
Công an Thành phố đã tiếp nhận, xử lý 40 tin an ninh trật tự (ANTT) và phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong ngày 15/3.
Một clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh khi đoàn tàu đang đến rất gần nhưng hai phụ nữ vẫn thản nhiên tạo dáng chụp ảnh trên đường ray, mặc cho lái tàu phải phanh gấp, kéo còi liên tục.
Vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ, Bí thư Thành ủy Hà Nội đầu tiên đã được công diễn tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô vào tối 15/3.
Hàng nghìn m² đất bị đào sới, san gạt, xây dựng trong suốt một thời gian dài mà không bị kiểm soát, ngăn chặn, đó là thực trạng đang diễn ra trên diện tích đất quy hoạch dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tiềm năng sẵn có, tuyến du lịch sông Hồng có thể trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy nhiên, để khai thác một cách bài bản, cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng.
0