Tết nội hay Tết ngoại

Câu chuyện ăn tết nhà nội hay nhà ngoại đối với những cặp đôi có gia đình hai bên xa nhau luôn là đề tài nóng và được cư dân mạng bàn luận sôi nổi. Nhất là những người phụ nữ lấy chồng xa, mong muốn được ăn tết ở nhà mẹ ruột lại càng lớn hơn. Vậy làm thế nào để vẹn cả đôi đường?

Mâu thuẫn vì Tết nội hay Tết ngoại

Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đây không đơn thuần là dịp để ăn mừng, tổ chức lễ hội hay nghỉ ngơi sau một năm vất vả, mà đây còn là dịp để nhớ về cội nguồn, báo hiếu đấng sinh thành. Không chỉ có mùa Vu lan mới là dịp để chúng ta báo hiếu, vào những ngày có dịp đoàn tụ như lễ, Tết, các dịp kỷ niệm của gia đình cũng là thời điểm con cháu làm tròn trách nhiệm của mình. Đây là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thế nhưng đối với các cặp vợ chồng, việc hiếu nghĩa hai bên nội - ngoại sao cho vẹn toàn lại không phải việc đơn giản. Chả thế mà cứ tới tháng Chạp là các gia đình đã bắt đầu bàn bạc chuyện biếu Tết nhà nội, nhà ngoại thế nào cho hợp lý hay Tết này cả gia đình sẽ về đâu. Từ đó mà những bất đồng quan điểm đã xảy ra và châm ngòi cho "cuộc chiến" không hồi kết.

Chị Tống Thị Hường - quận Hoàng Mai đã lấy chồng được khoảng 3 năm nay. Từ khi lấy chồng chị rất ít khi được về đón Tết với bố mẹ đẻ. Vì chồng là con trai trưởng nên lễ Tết vào ngày mùng 1, mùng 2 phải có mặt ở nhà nội. Quê ở xa, thời gian trong năm lại bận rộn nên mỗi khi Tết đến xuân về chị lại cảm thấy chạnh lòng.

Chị Hường chia sẻ: "Nhớ mọi người ở quê.. muốn được về quê… bắt buộc phải ở trên này nên rất là buồn chỉ có gọi điện về hỏi thăm bố mẹ thôi…".

Quê ở xa, thời gian trong năm lại bận rộn nên mỗi khi Tết đến xuân về, không ít người như chị Hường lại cảm thấy chạnh lòng

Xúc động, nghẹn ngào và mong nhớ. Đây là những cảm xúc chân thực của chị Nguyễn Thị Thùy Dung - quận Hoàng Mai mỗi dịp Tết đến. Gần 10 năm nay, chị vẫn chưa được về ăn Tết, sum vầy quay quần cùng với gia đình. Lấy chồng xa nhà cách hơn 400km, nên mong muốn được đón Tết ở nhà với những người thân trong gia đình lại càng lớn hơn.

Chị Thùy Dung cho biết: "Tôi lấy chồng từ năm 27 tuổi. Từ đấy đến giờ tôi về nhà nội đón Tết và chưa về nhà ngoại lần nào. Chia sẻ thật long, đêm giao thừa khi đứng trên tầng 2 bắn pháo hoa thì tôi rất nhớ gia đình mình. Tôi cũng chia sẻ điều đó với chồng. Chồng tôi cũng động viên, an ủi vào khoảnh khắc đấy. Trong những năm trước, tôi cũng kiểu lấy chồng là phải theo chồng. 1-2 năm gần đây, tôi thấy chị em hiện tại bây giờ có tư tưởng về nhà ngoại một năm và về nhà chồng một năm. Nhà nội và nhà ngoại cũng là chung một nhà. Tôi cũng đã đề xuất với chồng về chuyện này. Những năm trước đây, nó là thường lệ, tôi thấy dần dần xã hội phát triển hơn nên tư tưởng Tết về nội về ngoại thấy là nên có cái nhìn mới, cởi mở hơn. Mọi người đều có bố mẹ và đều muốn trở về ngôi nhà của mình. Tùy theo hoàn cảnh, công việc, hoàn cách địa lý để sắp xếp toàn vẹn cho cả hai bên. Trong những năm tới, vấn đề về ngoại hay về nội sẽ có cái mới hơn, con gái mà làm dâu sẽ có năm về bên ngoại, bên nội sẽ rất vui vẻ, Tết trọn vẹn hơn".

Chị Nguyễn Thị Thùy Dung - quận Hoàng Mai xúc động khi chia sẻ về nỗi nhớ gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về

Anh Chu Hùng Tú - quận Hoàng Mai cho biết: "Theo tôi vấn đề ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại là vấn đề tranh cãi trái chiều rất nhiều. Đặc biệt là những gia đình trẻ như gia đình tôi. Trước Tết hai vợ chồng tôi đều có trao đổi về vấn đề này. Ngoài việc chuẩn bị quà cho bên nội và bên ngoại thì phải xác định xem về tết nội hay tết ngoại. Hai vợ chồng quê xa nhau, vợ ở Tuyên Quang, chồng ở Nghệ An bắt buộc hai vợ chồng phải lựa chọn. Những năm trước, vợ rất nghe chồng thường về nhà nội. Năm nay hai vợ chồng đang bàn xem nên về nội hay nhà ngoại, đang trong quá trình trao đổi".

Anh Chu Hùng Tú - quận Hoàng Mai

Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh các vấn đề chi tiêu, mua sắm, vấn đề ăn Tết ở nhà nội hay ở nhà ngoại lại được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội, vẫn luôn là câu chuyện không có hồi kết. Tết Nguyên đán là dịp quan trọng nhất trong năm, ai ai cũng mong muốn có thể quay quần và đoàn tụ đón Tết đoàn viên bên gia đình.

Tết nội hay Tết ngoại - Người dân nghĩ gì?

Tết nội - Tết ngoại tưởng rằng chỉ là câu chuyện đơn giản nhưng có lẽ lại chẳng giản đơn như ta tưởng. Biết rằng việc làm sao để trọn cả đôi bên không phải điều dễ dàng với nhiều cặp vợ chồng. Nhưng có lẽ việc sẽ chẳng ầm ĩ nếu như người chồng biết thương vợ và người vợ biết hiểu chồng. Bởi suy cho cùng những tranh cãi đó đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương gia đình của mỗi người.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - huyện Gia Lâm chia sẻ: "Với quan điểm của tôi thì cứ mùng 1 Tết nội, mùng 2 Tết ngoại, như của các cụ ngày xưa, thế là đồng đều nhất, không ai cãi nhau được".

Chị Nguyễn Thị Giang - huyện Gia Lâm chia sẻ: "Như nhà mình thì không quan trọng ăn Tết nội hay Tết ngoại, ăn ở đâu mà gia đình hạnh phúc là được. Năm nay có thể ăn Tết nội, năm sau có thể ăn Tết ngoại. Bởi vì cả nội cả ngoại đều là gia đình của mình".

Anh Nguyễn Xuân Đạt - quận Thanh Xuân cho biết: "Nếu sau này mình lập gia đình thì năm ở nhà nội năm ở nhà ngoại, như thế cho thoải mái".

Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy - quận Ba Đình chia sẻ: "Thường thường là mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Thế nên mùng 1 bao giờ chúng ta cũng sẽ đến nhà nội trước, mùng 2 chúng ta đến nhà ngoại".

Làm sao để vẹn cả đôi đường?

Tết nội - Tết ngoại tưởng rằng chỉ là câu chuyện đơn giản nhưng có lẽ lại chẳng giản đơn như ta tưởng. Biết rằng việc làm sao để trọn cả đôi bên không phải điều dễ dàng với nhiều cặp vợ chồng. Nhưng có lẽ việc sẽ chẳng ầm ĩ nếu như người chồng biết thương vợ và người vợ biết hiểu chồng. Bởi suy cho cùng những tranh cãi đó đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương gia đình của mỗi người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát hiện trường, kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng đang thi công các dự án đường bộ cao tốc tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.

Khoảng 400 ha rừng tràm sản xuất tại huyện Giang Thành, thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9 quản lý, đang cháy lớn. Hơn 550 chiến sĩ được huy động dập lửa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Trong thắng lợi vĩ đại ấy, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của đội dân công cùng những chiếc “xe đạp thồ” ngày đêm âm thầm ra trận phục vụ chiến dịch.

Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về việc đảng viên đăng ký đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đã tạo đột phá. Nhiều việc mới được hoàn thành, những việc khó tồn tại nhiều năm đã được các đảng viên đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Để kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào ngày 2/5 tới đây, Đài Hà Nội sẽ tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên "Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội". Chương trình sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội. Công tác chuẩn bị, tập luyện cho chương trình đang được tích cực triển khai.

Hiện các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động. Điều này đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng của người dân, góp phần từng bước giải quyết nhiều vấn đề giao thông tồn tại.