Tết ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời từ lâu đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa người Việt, nhằm gửi gắm nhiều điều ước vọng để đón một năm mới bình an, hạnh phúc.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Vào ngày này, những khu chợ truyền thống ở Hà Nội luôn đông đúc, nhộn nhịp từ sáng sớm.

Chị Phùng Thị Thảo (Thanh Trì, Hoàng Mai) năm nào cũng đi chợ sớm mua cá chép về cúng ông Công, ông Táo. Năm nay, theo chị ra chợ còn có thêm những đứa trẻ háo hức vừa quan sát, vừa học hỏi về những điều mà chúng chưa được biết. "Ngày lễ này mình cùng các con đi mua cũng để giới thiệu thêm cho các con về phong tục truyền thống của Việt Nam. Các con đều hứng thú và rất thích", chị Thảo cho biết.

Sau khi đi chợ về, gia đình chị Thảo bắt tay vào làm mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo. Dù không ở cùng ông bà, nhưng những món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, nem rán, giò lụa... vẫn luôn được anh chị duy trì trên mâm cỗ cúng.

Anh Nguyễn Ngọc Linh (Thanh Trì, Hoàng Mai) chia sẻ, 23 tháng Chạp năm nào gia đình anh cũng sẽ làm mâm cơm tiễn các ông Táo về trời sau một năm làm việc và giúp đỡ cho gia đình. "Các món ăn trong mâm cơm cúng theo thời gian cũng dần thay đổi, nhưng vẫn không thể thiếu các món như nem rán, gà luộc và một đĩa xôi", anh Linh nói.

Với nhiều gia đình ở Hà Nội, lễ cúng ông Công, ông Táo không chỉ là nghi thức tiễn Táo quân về trời, mà còn là dịp để gia đình cùng sum họp, cùng nhau giữ gìn những phong tục truyền thống của cha ông. Chị Thảo hi vọng, những bữa cơm trong phong tục truyền thống không chỉ là sự cầu mong một năm mới an lành, gia đình hạnh phúc, mà còn là khoảng thời gian cả nhà được sum họp, quây quần bên nhau.

Sau lễ cúng, nghi thức thả cá cũng được nhiều gia đình duy trì. Nghi thức này chứa đựng mong ước về một năm mới bình an, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.

Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.