Tết vui tươi, an toàn, đón 65,3 vạn lượt khách tại Hà Nội

Dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, chiều 15/2, Thường trực Thành ủy họp nghe báo cáo về tình hình chung của thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo báo cáo của UBND thành phố, trong 07 ngày Tết, từ ngày 08/02/2024 đến ngày 14/02/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến sáng ngày mùng 5 Tết Giáp Thìn), Thủ đô Hà Nội tổ chức Tết Nguyên đán trong không khí vui tươi, phấn khởi và an toàn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố được duy trì đảm bảo tốt, không có các tình huống đột xuất, bất ngờ, các vụ việc gây phức tạp về an ninh trật tự.

Thường trực Thành ủy họp nghe báo cáo về tình hình chung của thành phố trong dịp Tết.

Toàn thành phố xảy ra 28 vụ phạm tội về trật tự xã hội. Điều tra, khám phá 21 vụ, 57 đối tượng, đạt tỷ lệ 75%. Bốn vụ trọng án đã được lực lượng công an khám phá, đạt tỷ lệ 100%. Trong 7 ngày, Hà Nội xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 08 người chết, 31 người bị thương. Lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý 2.096 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, phạt tiền hơn 6,6 tỷ đồng, tạm giữ 1.387 phương tiện, tước 568 giấy phép lái xe. Trong dịp Tết, thành phố xảy ra 27 vụ cháy (một vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng làm một người chết; 08 vụ cháy trung bình; 18 vụ cháy nhỏ).

Trong đêm Giao thừa, 32 trận địa bắn pháo hoa đảm bảo an toàn; giao thông đảm bảo thông suốt; tình hình dịch bệnh được các cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Thành phố đã hoàn thành công tác thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách. Trao tặng 2.219.722 suất quà cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí 1.033,48 tỷ đồng (trong đó, nguồn xã hội hóa chiếm 25,4% tổng kinh phí quà tặng). Cùng với quà của Chủ tịch nước, quà của thành phổ, năm nay Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các quận, huyện, xã, phường tiếp tục quan tâm, trích ngân sách để đi thăm, tặng quà các đối tượng, đồng thời vận động cộng đồng, xã hội cùng chung tay chăm lo Tết cho các đối tượng tại các cơ sở điều dưỡng, bảo trợ, cơ sở cai nghiện và tại địa phương. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội cùng các hội trên địa bàn thành phố cũng đã triển khai phong trào Tết 2024 với nhiều hoạt động để tặng quà cho gia đình chính sách, người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Hình ảnh người dân xúng xính đi đón Tết. Ảnh: Báo Tin Tức.

Công đoàn các cấp tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", "Chợ Tết Công đoàn năm 2024", "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024"; tổ chức hỗ trợ, thăm quà, động viên, chúc Tết đoàn viên và người lao động (chi trên 188 tỷ đồng từ ngân sách Công đoàn, các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trên 513 nghìn lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn). Bên cạnh đó, thị trường ổn định, nguồn cung đảm bảo, không có hiện tượng tăng giá đột biến, vệ sinh mội trường, cảnh quan thành phố được sạch đẹp, trang hoàng. Nhân dân Thủ đô và khách quốc tế vui Xuân, đón Tết trong văn minh, an toàn, vui tươi, hạnh phúc.

Nhiều hình thức chăm lo Tết cho người lao động.

Theo số liệu tổng hợp, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024, Thủ đô Hà Nội ước đón 653 nghìn lượt khách, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2023 với gần 103 nghìn lượt khách (các thị trường khách chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản....); khách du lịch nội địa tăng khá 12,2% với 550 nghìn lượt khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh, trong dự thảo Luật đường bộ cũng đã bổ sung thêm các quy định về yêu cầu kinh doanh xe đưa đón học sinh, liên quan đến vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh tại tỉnh Thái Bình.

Quy định bổ sung giấy tờ được áp dụng đối với trường hợp ô tô đăng kiểm định kỳ, có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo phương tiện.

Ttình trạng khai thác cát quá mức, thiếu kiểm soát đã khiến không ít khúc sông chảy qua Hà Nội bị biến dạng, đất canh tác ở bãi bồi ven sông bị cuốn trôi, nhà cửa bị sụt lún.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Nhưng hiện nay, việc mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.

Những phiên chợ và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại nông sản chính là cơ hội để tăng cường kết nối, đưa nông sản vùng miền tới gần hơn với người dân Thủ đô.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiến nghị áp giá sàn xuất khẩu gạo vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn chỉ khoảng 15 USD/tấn so với giá thị trường gần 580 USD/tấn là vô lý.