Tết xưa - Tết nay

Tết không chỉ là những ngày vui chơi mà là thời gian để mỗi thành viên trong gia đình hiểu thêm về văn hoá, phong tục, nếp nhà. Tết xưa và Tết nay, khác gì, giống gì?
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Câu chuyện lễ nghĩa ở gia đình cụ trăm tuổi 

Quây quần cùng nhắc về những kỷ niệm xưa cũ, thưởng thức mứt Tết bên cành đào - gia đình cụ Tỵ vẫn gìn giữ những phong tục Tết xưa, nơi mà mỗi bữa cơm, mỗi lễ cúng, mỗi món ăn đều chứa đựng những giá trị của thời gian, của tình yêu thương và sự kính trọng với tổ tiên. Dù không còn đủ sức khoẻ để chăm lo công việc gia đình, nhưng những phong tục truyền thống gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về vẫn luôn được con cháu cụ gìn giữ và trân trọng.

Bà Bùi Thị Huệ, con dâu cụ Tỵ, cho biết: “Tôi về làm dâu ở nhà cụ đã hơn 50 năm rồi. Khi về làm dâu, tôi thấy ở nhà các cụ làm cỗ đón Tết như thế nào thì mình cứ tiếp thu, làm theo. Hai con dâu của tôi cũng tiếp nối truyền thống của gia đình. Đặc biệt, những loại hoa Tết và các món ăn tạo nên một mâm cỗ của người Hà Nội xưa, nhà tôi không bao giờ bỏ”.

Những câu chuyện xưa, những ký ức của thời thơ ấu mà cụ Tỵ truyền lại cho con cháu là những giá trị vô giá, là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa các thế hệ.

Và dù cho cuộc sống có thay đổi, dù cho Tết có trở nên khác biệt đi chăng nữa thì những gia đình như gia đình cụ Tỵ vẫn luôn là nơi lưu giữ hồn cốt của Tết truyền thốngViệt Nam - nơi tình yêu, sự hiếu thảo và lòng kính trọng tổ tiên mãi mãi không phai nhạt.

Câu chuyện một gia đình lên kế hoạch đi chơi xa

Ngày 25 tháng Chạp, Tết đã về nhà chị Trang, anh Huy. Dù công việc bận rộn nhưng họ luôn biết cách tạo những khoảnh khắc sum vầy bên nhau. Không quá cầu kỳ chuẩn bị cho dịp Tết, với họ, Tết là được đi chơi, dành thời gian cho con cái, được trải nghiệm những điều mới mẻ bên những vùng đất mới.

Dù là gia đình hiện đại, không quá cầu kỳ chuyện bếp núc nhưng việc chuẩn bị những món ăn ngon ngày Tết là niềm vui và cũng làm cho những ngày này trở nên háo hức hơn với những người phụ nữ. Chị Xương Thị Thu Trang, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, cho biết: “Gia đình mình trước Tết khoảng một tuần mọi người sẽ luôn ở nhà để mua sắm, trang trí nhà cửa cùng với nhau. Vào 29, 30 Tết, mọi người bắt buộc phải ở nhà để làm lễ và cùng đi xem pháo hoa. Năm nay khá đặc biệt với nhà mình khi ông xã mình đang lên kế hoạch đưa cả gia đình đi chơi Huế. Dự kiến nhà mình sẽ đi từ mùng 2, đến mùng 6 sẽ về lại Hà Nội”.

Tết, không chỉ là những món ăn ngon hay những lời chúc tốt đẹp mà còn là những khoảnh khắc ấm áp gắn kết tình yêu thương.

Quan niệm Tết xưa, Tết nay

Anh Nguyễn Thanh Việt - Việt kiều Úc, nhớ nhung: “Ngày xưa Tết thích lắm và chỉ mong đến ngày Tết thôi. Gia đình nào cũng vậy, đến ngày Tết sẽ làm bánh xốp hay ngồi gói bánh chưng, sau đó được tắm bằng lá mùi”.

Chị Nguyễn Thái Hà, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, cho hay: “Đối với mình, trước đây mình cảm thấy vô cùng áp lực khi phải làm những món ăn ngày Tết và thờ cúng tổ tiên. Nhưng bây giờ, mình không còn quá áp lực đối với việc đó nữa vì mình cảm thấy mỗi khi được làm những nét đẹp cổ truyền của dân tộc, các thế hệ sẽ được kết nối với nhau”.

Theo GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam: “Tết thời nay với Tết thời bao cấp khác nhau rất nhiều. Vào thời bao cấp, mọi người sống bằng tem phiếu cho nên những ngày Tết người dân thường đổ xô đi xếp hàng tại các cửa hàng để mua thịt, gạo, mắm, muối…”

Xã hội đã thay đổi nhiều, nhưng người Việt vẫn trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp, song song với chấp nhận và thay đổi. Tết nay, những lễ nghĩa khuôn mẫu được giản lược, bổ sung những nét mới, hướng đến tính cá nhân hóa của mỗi gia đình. Nhưng hồn Tết thì vẫn đó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.

Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.