Tết xưa - Tết nay

Tết Nguyên đán là dịp lễ đánh dấu thời khắc giao mùa, khép lại những bộn bề của năm cũ, mở ra một chu kỳ thời gian mới, một sự khởi đầu mới với bao niềm tin và hy vọng một năm mới an lành và may mắn. Vui xuân đón Tết là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam với nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Tết xưa trong tâm trí của những thế hệ trước là những tất bật thức khuya dậy sớm, lo toan tiền nong, sắm sửa để gia đình đón Tết thật tươm tất, đủ đầy. Ký ức về những ngày tết khi xã hội còn bao khó khăn, vất vả vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của nhiều người.

Tết xưa đong đầy trong ký ức mỗi người là hình ảnh cả nhà xúm lại vo gạo nếp, chẻ lạt gói bánh chưng, bánh tét cùng quây quần bên bếp lửa canh nồi bánh sao cho kịp vớt ra cúng giao thừa.

Ông Nguyễn Xuân Nguyên (Phú Thượng, Tây Hồ) chia sẻ: "Tôi vẫn nhớ lúc 5 tuổi, mẹ tôi cho tôi đặt lá và gói bánh, mỗi đứa trẻ con được gói một chiếc bánh bé xíu. Sau này năm nào tôi cũng gói bánh để nhớ về truyền thống..."

Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, môi trường hội nhập và cả thu nhập của người dân. Dễ thấy nhất là không khí Tết hiện nay náo nhiệt hơn so với trước, lễ nghi ngày tết giản đơn hơn để phù hợp cuộc sống hiện đại.

"Tết xưa có nét cổ truyền, Tết bây giờ vui hơn, hiện đại hơn, trang phục cũng đẹp. Ngày xưa chúng tôi 11,12 tuổi không được như các cháu bây giờ!", ông Nguyễn Việt Tuấn (Hoàng Mai) nói.

Nhưng Tết xưa vẫn là Tết nay, bởi ý nghĩa cốt lõi của ngày tết hầu như vẫn được các thế hệ lưu giữ. Đó là mừng năm mới với những hy vọng tốt lành, may mắn sẽ đến với mọi nhà, mọi người. Đó là giữ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thông qua tục thờ cúng thần linh, tổ tiên. Tết cổ truyền hướng về sự ấm áp, đoàn tụ, chia sẻ, thương yêu trong gia đình, dòng họ, xã hội. Sự khởi đầu vui tươi lành mạnh trong mấy ngày Tết tạo cảm hứng, niềm tin về một năm may mắn, hanh thông cho nhiều người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.

Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.