Thà thừa còn hơn thiếu

Trong những ngày qua, một trong những chuyện thời sự chính trị thế giới đặc biệt nổi bật là tin tức về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên ở Nga.

Hàn Quốc đưa tin, đã có khoảng 3.000 binh lính Triều Tiên tới Nga tham gia huấn luyện để rồi tham chiến cho Nga trong cuộc chiến tranh hiện tại giữa Nga và Ukraine.

Sau đó, NATO và Mỹ khẳng định đã có từ 10.000 đến 13.000 binh lính Triều Tiên được đưa sang Nga. Phía bên Ukraine xác nhận phát hiện binh lính Triều Tiên ở vùng Kursk của Nga. Cả Nga lẫn Triều Tiên đều chưa lên tiếng về vấn đề này.

Vụ việc gây rúng động trong bối cảnh Nga phê chuẩn Hiệp ước an ninh với Triều Tiên mà trong đó bao hàm cả cam kết của bên này hậu thuẫn quân sự cho bên kia trong trường hợp bên kia bị tấn công. Viện Friedrich Naumann của Đức công bố một công trình nghiên cứu, tra khảo với kết quả Triều Tiên đã nhận về từ Nga 5,5 tỷ USD thanh toán cung ứng vũ khí cho Nga kể từ khi bùng phát cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Mới đây nhất, Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cơ quan tình báo Hàn Quốc còn cho biết đã phát hiện những dấu hiệu về việc Triều Tiên có thể lại tiến hành thử hạt nhân vào thời điểm ngay trước ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ. Sự xâu chuỗi những động thái này là nguyên cớ chính khiến phe Mỹ, NATO, Ukraine, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia phương Tây quan ngại sâu sắc về mức độ liên thủ giữa Nga và Triều Tiên.

Phe này làm rùm beng vụ việc từ rất sớm và cả khi không đưa ra được chứng cứ xác thực nào về binh lính Triều Tiên được đưa sang Nga bởi lo ngại việc này sẽ tạo ra bước ngoặt mới về chính trị, pháp lý và trong chừng mực nhất định cả về quân sự trong cuộc chiến tranh ở Ukraine, đương nhiên là theo hướng có lợi cho Nga và bất lợi cho phe ấy. Triều Tiên vừa làm phép thử vừa tạo tiền lệ, một khi đã có tiền lệ thì thông lệ sẽ không để cho phải chờ đợi lâu. Ngăn chặn hình thành tiền lệ chính là một trong ba mục đích mà phe kia theo đuổi với việc vội vã làm to chuyện trên. Mục đích thứ hai là lợi dụng để làm cớ và chuẩn bị dư luận cho việc tiếp tục dần nới lỏng hơn nữa những hạn chế áp đặt cho Ukraine về sử dụng vũ khí được các đồng minh phương Tây cung ứng. Mục đích thứ ba là cảnh báo và răn đe Nga và Triều Tiên về khả năng Nga "trả ơn" Triều Tiên bằng trợ giúp Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân. Hàn Quốc phản ứng quyết liệt nhất chủ yếu vì lo ngại khả năng này.

Phương châm hành xử của Mỹ, NATO, Hàn Quốc, Ukraine và đồng minh khi khuấy động như vậy là theo phương châm thà thừa còn hơn thiếu, thà nhầm lẫn còn hơn bỏ sót.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày qua, một trong những chuyện thời sự chính trị thế giới đặc biệt nổi bật là tin tức về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên ở Nga.

Đỉnh núi cao nhất Nhật Bản thường được phủ tuyết từ đầu tháng 10, nhưng đến nay, đỉnh Phú Sĩ vẫn trơ trọi, gây lo ngại về tác động của khủng hoảng khí hậu đối với một trong những danh lam thắng cảnh được yêu thích nhất của đất nước Mặt trời mọc.

Các cuộc khảo sát do Trung tâm dư luận công chúng Lowell của Đại học Massachusetts và YouGov thực hiện cho thấy, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump về sự ủng hộ của cử tri tại các bang dao động là Michigan và Pennsylvania, trong khi ông Trump dẫn trước ở bang Bắc Carolina.

Theo số liệu cập nhật mới nhất của hãng tin Reuters, số người chết vì lũ quét tàn khốc ở miền Đông Tây Ban Nha đã tăng lên 158, trong khi các đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những người mất tích trong thảm họa thiên tai tồi tệ nhất châu Âu hơn 5 thập kỷ qua.

Ngày 1/11, Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thành công trong việc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 thế hệ mới vào trước đó một ngày.

Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.