Thách thức đối với hàng không thế giới trong năm 2023
Môi trường kinh tế và địa chính trị thế giới tiềm ẩn một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của ngành hàng không năm 2023. Tại Châu Âu, cuộc xung đột tại Ukraine đã hạn chế hoạt động của một số sân bay, trong khi một số trung tâm trung chuyển hàng không cũng ghi nhận sự gián đoạn hoạt động, trong bối cảnh các cuộc đình công, thiếu hụt lao động ngành hàng không vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, các đợt tăng lãi suất mạnh để chống lạm phát, dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt dần, nhưng nguy cơ một số nền kinh tế rơi vào suy thoái vẫn còn. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu của dịch vụ vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa của ngành hàng không.
Tổng chi phí của ngành hàng không dự kiến sẽ tăng 5,3%, lên 776 tỷ USD. Sự thiếu hụt lao động, chi phí cơ sở hạ tầng tiếp tục gây áp lực lên các hoạt động bay. Tổng chi phí nhiên liệu cho năm 2023 dự kiến là 229 tỷ USD, tương đương với 30% tổng chi phí. Giá nhiên liệu vẫn sẽ khó đoán định, nhất là trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine tiếp diễn, các biện pháp trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây gây ra những xáo trộn đối với nguồn cung dầu mỏ.
IATA cho hay, mỗi hành khách được vận chuyển bằng đường hàng không dự kiến sẽ đóng góp trung bình 1,11 USD vào lợi nhuận ròng của ngành, số tiền này thấp hơn rất nhiều so với số tiền mua một cốc cà phê. Do đó, các hãng hàng không phải thận trọng với bất kỳ sự gia tăng nào về thuế hoặc phí cơ sở hạ tầng. Ngành hàng không cũng cần tập hợp mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến trình thực hiện cam kết giảm lượng khí thải CO2 về mức 0 vào năm 2050.
Một rủi ro khác là các hãng hàng không các nước đang ở trong tình trạng thiếu máy bay nghiêm trọng, khi mà nhiều nước đã và đang mở cửa du lịch. Hãng tin Bloomberg dẫn ước tính của ngân hàng đầu tư Jefferies (trụ sở New York) cho thấy, hiện tồn đọng các đơn đặt hàng lên đến 12.720 máy bay. Nhiều hãng hàng không như United Airlines, Air India… đã đặt mua hoặc dự kiến mua máy bay với số lượng lên đến vài trăm chiếc mỗi hợp đồng.
Chuỗi cung ứng eo hẹp hoặc gặp khó khăn, đồng nghĩa với số máy bay trên sẽ không được chuyển giao kịp thời, thậm chí còn mất nhiều năm để hoàn thành. Boeing và Airbus, những gã khổng lồ sản xuất máy bay thương mại, đã bán hết các mẫu máy bay mà họ có thể sản xuất từ đây cho đến ít nhất là năm 2029. Airbus hiện có các đơn đặt hàng cho hơn 6.100 máy bay thuộc dòng A320neo chưa được giao và có thể phải mất 8 năm mới hoàn thành. Boeing cũng thông báo có khoảng 850 đơn đặt hàng trong năm nay.
Nhà sáng lập công ty cho thuê máy bay Air Lease Steve Udvar-Hazy phàn nàn: “Chưa có chiếc máy bay nào, cho dù là 737 MAX, A330 hay A350, giao đến cho chúng tôi đúng hạn. Tệ nhất cho đến nay là trường hợp của chiếc A321neo đã trễ từ 6-7 tháng so với thời gian trên hợp đồng. Đây là một tập hợp các vấn đề từ chuỗi cung ứng, tăng trưởng quá nhanh và thiếu lao động''.
Theo các nhà kinh tế, sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến hệ quả giá vé máy bay ngày càng cao và vòng đời sử dụng của máy bay tăng lên.
Hơn một năm sau khi khởi động điều tra chống trợ cấp, Ủy ban châu Âu đã quyết định áp dụng mức thuế bổ sung từ 7,8% đến 35,3% tùy nhà sản xuất đối với xe điện Trung Quốc.
Suzuki Jimny là mẫu xe nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng khi mới ra mắt với kiểu dáng bắt mắt. Tuy nhiên, giá xe ở thời điểm đấy lại bị đội lên hàng chục triệu đồng. Đến nay, mẫu xe này lại đang được giảm giá ở một số đại lý để thu hút khách hàng.
Vừa qua, Honda Việt Nam đã công bố chiến lược điện hóa tại Việt Nam, sau khi ra mắt loạt sản phẩm gồm xe điện và xe hybrid tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024.
Tháng 9 vừa qua, doanh số ô tô điện toàn cầu ghi nhận sự tăng trưởng đến hơn 30% với sự hồi phục đáng chú ý ở thị trường châu Âu.
Để đẩy mạnh doanh số bán hàng khi thị trường bước vào những tháng cao điểm mua sắm cuối năm, Skoda đang giảm giá cho hai mẫu xe là Karoq và Kodiaq tại các đại lý, mức ưu đãi cao nhất lên tới 200 triệu đồng.
Tính cả quý III năm 2024, Honda CR-V là mẫu xe hybrid bán chạy nhất toàn thị trường.
0