Thách thức GPMB dự án đường sắt tốc độ cao
Trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và trình đề án Bộ Chính trị, hàng loạt các giải pháp cụ thể về GPMB đã được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất kèm theo các chính sách đặc thù để triển khai có hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp (DN) từng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia chỉ ra rằng, công tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguồn vật liệu xây dựng là những trở ngại lớn khiến tiến độ các dự án giao thông bị chậm tiến độ.
Dù Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang trình có 19 nhóm cơ chế đặc thù, nhưng nhiều DN vẫn tiếp tục đề nghị Chính phủ rà soát, chỉnh lý lại những vướng mắc wjc rút ra từ các cơ chế đặc thù hiện áp dụng trong dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết: "Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nếu Nhà nước phụ trách GPMB, chuẩn bị mỏ, nhà thầu vào thực hiện dự án và có nguyên liệu luôn thì thời gian thực hiện có thể rút ngắn từ 6-9 tháng. Do đó, bên cạnh cơ chế đặc thù mới, bản thân các cơ chế đặc thù đang được áp dụng cũng cần xem xét, chỉnh lý bổ sung để phù hợp với thực tế."
Một số DN khác cũng đề nghị Bộ GTVT, tư vấn lập dự án; các đơn vị liên quan xác định đầy đủ các yếu tố rủi ro và xây dựng cả các giải pháp xử lý nhằm đảm bảo tính khả thi về tiến độ theo yêu cầu của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương.
Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết: "Khi chúng tôi tiếp cận dự án này thì các nhà thầu đang thiếu kinh nghiệm và một thách thức nữa là trong xây dựng cơ bản thì vấn đề GPMB, nguồn vật liệu luôn là bài toán nan giải, cần chính phủ vào cuộc để tháo gỡ".
Đối với đầu tư xây dựng, công tác GPMB quyết định tiến độ và hiệu quả đầu tư dự án. Do vậy, xác định vấn đề này cần chuẩn bị thực hiện từ sớm, từ xa. Phải có các cơ chế đặc biệt để thực sự GPMB đi trước một bước. Từ những dự án đường sắt và các dự án cao tốc Bộ GTVT đã nhận diện được thách thức GPMB để có giải pháp kiểm soát tiến độ.
Kết luận của Trung ương đã nêu rõ, với ý nghĩa là biểu tượng của đất nước, dự án cần phải thực hiện sớm. Mục tiêu đề ra sẽ được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư năm 2024, lập dự án năm 2025 và cơ bản hoàn thành năm 2035.
Hy vọng với sự quyết tâm và công tác chuẩn bị kỹ lưỡng Dự án đường sắt tốc độ cao sẽ hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
Sáng 7/1, Báo điện tử Tiền phong long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt (09/01/2005 - 09/01/2025) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đánh dấu bước phát triển mới của báo điện tử nói riêng và thương hiệu báo Tiền phong nói chung trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tòa soạn mạnh mẽ, hướng tới “Kỷ nguyên số - Dẫn dắt thông tin”.
Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng 7/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng nay, Sở Nội vụ thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị, cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên.
Sáng nay (07/01), tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Sáng 7/1, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị. Theo đó, năm 2025, sẽ có Đề án chi tiết sáp nhập các sở và cơ quan tương đương sở; các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện thị xã thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.
0