Thách thức trong triển khai thi công dự án Vành đai 4

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư và cũng là dự án có tính chất liên vùng đầu tiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng.

Ngay sau khi khởi công dự án từ tháng 6/2023, chủ đầu tư, các nhà thầu đã chủ động huy động nhân lực, máy móc, nhưng nhà thầu vẫn không thể thi công liên tục dù mặt bằng đã bàn giao tới 93%. Trong khi đó nguồn vật liệu khan hiếm, giá lại cao nên vẫn là những thách thức rất lớn.

Gói thầu số 8 thuộc địa phận huyện Mê Linh dài 13 km do Liên danh Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT- Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thái Yên đảm nhận thi công.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu triển khai nhiều mũi thi công khoan cọc nhồi, đổ dầm bê tông, thi công cống, đắp cát...

Dù mặt bằng bàn giao được hơn 80% nhưng nhà thầu vẫn chưa thể thi công liên tục vì mặt bằng “xôi đỗ”, việc chuyển máy móc, nguồn vật liệu cho gói thầu ở nhiều vị trí đang rất khó khăn, hơn nữa nguồn đất đắp và cát cũng đang khan hiếm khi nhu cầu của gói thầu cần rất lớn khoảng 500.000 m3 cát, đất 250.000 m3.

Ông Đỗ Ngọc Sâm - đại diện Tổng công ty xây dựng Trường Sơn cho biết: "Mặt bằng trên địa bàn huyện giải phóng được 80%, nhưng 5 vị trí tiếp cận để vào dự án thi công vẫn chưa có, cát đắp cũng đang khan hiếm nên cũng ảnh hưởng đến quyết tâm của nhà thầu".

Tương tự, gói thầu số 9 dài 23 km qua hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng do Tổng công ty Vinaconex thi công hiện đang triển khai ba ca, bốn kíp với 9 mũi thi công cầu và đường.

Với lợi thế chủ động được nguồn cát theo cơ chế đặc thù của Chính phủ, nhưng nhà thầu này chưa thể thi công xuyên suốt vì công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và khu đất ở của các hộ gia đình còn chậm. Nhiều vị trí phải xử lý nền đất yếu, chờ tắt lún mất một năm mà nay vẫn chưa tiếp cận được mặt bằng.

Ông Đào Thanh Hải – Kỹ sư công trưởng Tổng cổng ty Vinaconex chia sẻ: "Vật tư, vật liệu, thiết bị nhân lực nhà thầu đã sẵn sàng, giờ chỉ cần mặt bằng để thi công. Nhiều vị trí xử lý nền đất yếu vẫn chưa được thúc đẩy dù chủ đầu tư hỗ trợ nhiều...".

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, các địa phương đã cơ bản bàn giao hết phần đất nông nghiệp nhưng vẫn còn hơn 2.200 trong tổng số 9.036 ngôi mộ chưa được di dời. Phần diện tích đất thổ cư người dân vẫn chưa bàn giao vì các địa phương đang thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm, xác định nguồn gốc đất, 13/13 khu tái định cư cũng mới đang xây dựng. Nếu địa phương không giải quyết sớm thì người dân khó có thể bàn giao đất thổ cư cho dự án dẫn đến chậm tiến độ.

Theo tính toán của chủ đầu tư, với dự án thành phần 2.1 và dự án thành phần ba do thành phố Hà Nội thực hiện, tổng nhu cầu vật liệu đắp nền khoảng 7,4 triệu mét khối. Một số mỏ ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam... gần dự án nhưng các nhà thầu lại không được khai thác vì trong giấy phép chỉ được cấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, có mỏ đang khai thác có trữ lượng lớn hơn nhu cầu của nhà thầu nhưng các nhà thầu khác trong cùng dự án cũng không thể khai thác. Những vướng mắc này cần được các ban, ngành tháo gỡ kịp thời để dự án đảm bảo đưa vào khai thác theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục thuế Hà Nội đã đồng bộ được dữ liệu căn cước công dân và mã số thuế cá nhân đạt tỷ lệ khớp đúng với dữ liệu của Bộ Công an xấp xỉ 93%. Với việc đồng bộ dữ liệu này, từ việc không xác định được các đối tượng kinh doanh trên nền tảng số, cơ quan thuế đã xây dựng được kho dữ liệu quan trọng, làm cơ sở cho công tác quản lý thuế, tránh thất thu trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ phương châm, quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển sông Hồng.

Tối 8/5, khi làm nhiệm vụ tại chốt phía Bắc cầu Thăng Long, địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Đội CSGT đường bộ số 15 đã phát hiện và kịp thời hỗ trợ bé trai 12 tuổi, đi lạc từ Vĩnh Phúc, về với gia đình an toàn.

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.