Tham khảo Chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Myanmar lần thứ 9
Trao đổi về quan hệ song phương, hai bên hài lòng ghi nhận các bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực hợp tác then chốt giữa hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện năm 2017; từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, đến văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân. Tin cậy chính trị ngày càng được tăng cường thông qua các chuyến thăm/tiếp xúc cấp cao, gần đây là chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tháng 12/2019.
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ hơn 800 triệu USD năm 2017 lên 1 tỷ USD năm 2019, trong đó bất chấp hậu quả của đại dịch, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu sang Myanmar. Đầu tư tăng vượt bậc từ khoảng 700 triệu USD năm 2017 lên 2,2 tỷ USD năm 2020 với nhiều dự án quan trọng trong lĩnh vực viễn thông, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần vào công cuộc phát triển của Myanmar.
Hai Thứ trưởng nhấn mạnh, thời gian tới, hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng hợp tác và mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm/tiếp xúc cấp cao, các cơ chế hợp tác quan trọng, trong đó có họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 10 cấp Bộ trưởng Ngoại giao; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến thúc đẩy thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện giai đoạn 2019-2024; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, trong đó chú trọng hợp tác viễn thông, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng/nông sản xuất khẩu, hợp tác phát triển các tuyến đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và ven biển; hợp tác du lịch, giáo dục.
Về hợp tác khu vực, quốc tế, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp lập trường và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và tại Liên hợp quốc; nhất trí cùng các nước ASEAN khác tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Hai bên cũng trao đổi và chia sẻ quan điểm về một số vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm; trong đó có tình hình khu vực, quan hệ giữa các nước lớn, vấn đề Rakhine và Biển Đông…; nhất trí cùng hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong cả khuôn khổ song phương và đa phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Hai bên nhất trí tổ chức cuộc Tham khảo Chính trị lần thứ 10 vào năm 2021./.
Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao.
Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có ý nghĩa chính trị to lớn, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ.
Sáng 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chiều ngày 6/1, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chủ trì hội nghị.
Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
0