Thăm làng cá cảnh Yên Phụ dịp Tết ông Táo
Từ xa xưa, nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui mà còn là nguồn sống của nhiều người dân làng Yên Phụ. Làng cá cảnh Yên Phụ đông khách nhất vào dịp cuối năm và lễ cúng ông Công, ông Táo. Dịp này, các loại cá chép vàng, chép đỏ, chép tam dương, chép nhật… được nhiều người mua nhất.
Gia đình anh Ngô Văn Tuấn (làng Yên Phụ, quận Tây Hồ) đã theo nghề nuôi cá cảnh hàng chục năm nay. Trại cá của ông Tuấn hiện vẫn duy trì nuôi nhiều giống cá thuần chủng của làng Yên Phụ như: cá vàng, cá chép, cá kiếm, cá chọi... Ông Tuấn cho biết, các loại cá vàng, cá chép thường được người tiêu dùng ưa chuộng và bán quanh năm. Dịp 23 tháng Chạp, cá chép giống Nhật, to bằng hai ngón tay được nhiều người mua nhất, với giá bán buôn chỉ khoảng 5.000 đồng/đôi.
Dù nằm sâu trong làng nhưng nhà ông Huy lại có chủng loại cá cảnh khá phong phú, đa dang như cá chọi, cá kiếm, cá vàng. Dịp Tết ông Công, ông Táo, cả nhà ông tập trung nhân lực để chăm sóc cho đàn cá được khỏe mạnh trước khi đến tay người mua. Theo ông Huy, cá vàng, cá chép là những loại cá truyền thống được làng Yên Phụ nuôi từ xa xưa. Các loại cá này rất khỏe, phù hợp với thời tiết miền Bắc.
Vào dịp lễ cúng ông Công, ông Táo, gia đình ông Huy cung cấp ra thị trường khoảng 500 - 700 kg cá vàng. Khách hàng của ông thường là những tiểu thương buôn bán ở các chợ truyền thống hoặc các cửa hàng bán cá cảnh. Giá bán một bộ ba con cá cỡ nhỏ vào khoảng 40.000 đồng.
Ông Huy cho biết, thời gian nuôi cá vàng từ lúc nở đến khi xuất bán sẽ mất khoảng 4 tháng. Để có cá bán đúng dịp cúng ông Công, ông Táo, người nuôi cá phái tính toán thời gian ươm nở sao cho cá xuất bán vào những ngày này đạt chất lượng tốt nhất, hình thức đẹp.
Công việc nuôi cá tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra rất công phu, nó đòi hỏi người nuôi cá phải thật sự yêu nghề và đam mê mới làm được. Hàng ngày, người nuôi cá phải dậy từ sớm, kiểm tra từng bể cá, vớt cá con, thăm bệnh và cho cá ăn, rồi cọ bể, thay nước... Những tháng đông giá lạnh còn vất vả hơn bởi họ phải chăm sóc, giữ ấm cho từng bể cá, từng con cá giống.
Ngày nay, do quỹ đất ngày càng bị thu hẹp dần, ở Yên Phụ không còn nhiều nhà làm nghề nuôi cá cảnh. Tuy nhiên, hầu như các gia đình còn theo nghề cá ở đây đều giữ truyền thống nuôi cá. Những loại cá họ tự nuôi là giống cá cảnh cổ truyền như cá vạn long, cá kiếm, cá vàng, cá ngựa vằn, bảy màu...
Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.
Cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng trống học bài lại vang lên qua Đài truyền thanh xã Vật Lai, huyện Ba Vì, nhắc nhở các em nhỏ tự giác ngồi vào bàn học.
Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart - một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.
Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư ngày càng phát triển sôi nổi đã đem đến cho người dân đời sống tinh thần phong phú, góp phần xây dựng nếp sống văn minh và củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng dân cư trong xã hội hiện đại.
Vào mỗi buổi sáng, sữa đậu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội bởi sự bổ dưỡng và thơm ngon.
Việc làm gia sư tại nhà đã trở thành công việc quen thuộc với không ít người trẻ. Giữa bao hối hả ở Hà Nội, công việc gia sư tại nhà không chỉ là một nghề mà đã trở thành một phần quen thuộc và nhịp nhàng trong cuộc sống của những người trẻ.
0