Tham quan Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương
Bảo tàng hiện có 2.674 mẫu chim của 381 loài, chiếm 45% tổng số loài chim hiện có ở Việt Nam thuộc 18 bộ, 68 họ. Không chỉ là nơi trưng bày, Bảo tàng Sinh học còn là môi trường học tập lý tưởng, nơi đã đồng hành cùng hàng nghìn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện khoá luận, luận văn hay luận án tiến sĩ. Từ phân loại học, đa dạng sinh học, đến sinh học môi trường, bảo tàng chính là nguồn cảm hứng và tri thức vô giá, chắp cánh cho những người trẻ nuôi dưỡng đam mê và ước mơ lớn.
Nhân dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa cho người dân tham quan, ông Nguyễn Tuấn Khải, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp, dù đã bước qua tuổi 74, nhưng từ sáng sớm, ông đã có mặt tại Bảo tàng Sinh học, kiên nhẫn đứng xếp hàng để chờ đến lượt vào tham quan. Điều ông mong chờ nhất là được bước vào căn phòng trưng bày những mẫu vật quý giá về các loài thú họ mèo, từ hổ Đông Dương, mèo rừng, beo lửa và mèo gấm. Dường như mỗi mẫu vật đều gợi lại cho ông những ký ức và niềm yêu thích suốt cả một đời.
Ông Khải chia sẻ: "Đã lâu quá rồi, kể từ ngày tôi ra trường, xong rồi vào chiến trường mãi sau này giải phóng mới ra đây. Nhân dịp hôm nay Bảo tàng Sinh học mở cửa, tôi có đến đây để tham quan lại nơi ngày xưa mình đã từng học".
Thời gian tham quan mỗi lượt chỉ tối đa 10 phút, nhưng với ông Khải, từng khoảnh khắc đều đáng giá. Ông nhanh tay chụp lại những tấm hình kỷ niệm, như lưu giữ không chỉ những hình ảnh đẹp mà cả niềm đam mê bất tận với thiên nhiên và thế giới hoang dã.
Càng về trưa, dòng người đổ về bảo tàng ngày một đông hơn. Họ xếp hàng dài, kiên nhẫn chờ đợi, người che ô, người dùng áo khoác phủ lên đầu để tránh cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu đầu đông. Không ai vội vã, không ai phàn nàn.
Chỉ trong những khoảnh khắc như thế này mới cảm nhận rõ nét sự sôi động và tinh thần cầu tiến của người dân Thủ đô, nơi mọi người không ngừng tìm kiếm tri thức, để sống, để học hỏi và để tiến lên.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Hồ Gươm vào cuối thu mang một vẻ đẹp dịu dàng và lãng mạn, tiết trời se lạnh, làn gió nhẹ thoảng qua mặt hồ phẳng lặng, lác đác những chiếc lá vàng rơi.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
0