Tham vấn quy hoạch Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 9/1, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đồng chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, UBND thành phố Hà Nội, các sở ngành của thành phố Hà Nội và các chuyên gia, nhà khoa học.

Năm 2023, thành phố Hà Nội triển khai tổ chức xây dựng đồng thời ba nội dung công việc quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương mang tính chiến lược của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn kiện quan trọng, bao gồm: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nhằm kiến tạo và phân bố không gian phát triển cho Thủ đô Hà Nội giữa thế kỷ XXI. Và xa hơn nữa là phối hợp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tạo lập thể chế phát triển đồng bộ, vượt trội, đặc thù và thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực, động lực mới, để xây dựng và phát triển Thủ đô.

Hội thảo tham vấn ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay, hồ sơ quy hoạch Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xin ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định với hệ thống các báo cáo gần 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực và 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã, cùng với các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch (ĐMC), báo cáo tóm tắt, hệ thống phụ lục, hệ thống sơ đồ, bản đồ được xây dựng trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù tiến độ yêu cầu gấp (thời gian thực tế triển khai khoảng 12 tháng so với quy định là 24 tháng), song quy hoạch Thủ đô Hà Nội vẫn được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch.

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 Bộ, cơ quan Trung ương, 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng, các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập quy hoạch Thủ đô.

Nội dung quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030; phát huy vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển cho các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hình ảnh hội thảo.

Tại Hội thảo, đại diện các Bộ và các cơ quan, tổ chức liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận, đóng góp các ý kiến đối với bản quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, cơ quan lập quy hoạch sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch vùng để sớm tổ chức thẩm định và trình phê duyệt theo quy định.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến cuối năm 2024, Thường Tín đã có thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là cơ sở để Thường Tín phấn đấu là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội.

Ngày 18/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Hội Cựu chiến binh TP.Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, nhiều tổ dân phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã duy trì hoạt động vệ sinh môi trường, quyết tâm tạo cảnh quan đẹp cho các tuyến phố của Thủ đô.

Sáng 18/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ gắn biển công trình “Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Ngọc Thụy và nhánh rẽ”, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6440 ngày 16/12 phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tỷ lệ 1/500, tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.