Tháng 11, chỉ số giá lương thực thế giới tăng cao nhất
Chỉ số giá do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) biên soạn để theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu đã tăng lên 127,5 điểm vào tháng 11, cao hơn mức 126,9 điểm đã điều chỉnh vào tháng 10. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 19 tháng và tăng tới 5,7% so với một năm trước.
Tính theo mặt hàng, chỉ số dầu thực vật tăng 7,5% so với mức ghi nhận được một tháng trước và tăng 32% so với một năm trước đó, do thị trường lo ngại về sản lượng dầu cọ thấp hơn dự kiến tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, giá dầu đậu nành đi lên do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh, trong khi dầu hạt cải và dầu hướng dương cũng cùng xu hướng. Các chỉ số giá thực phẩm khác đều giảm.
Trong khi đó, sản lượng ngũ cốc thế giới dự kiến sẽ tăng 0,6% lên 2,859 tỷ tấn nhờ mức tiêu thụ ngày càng tăng. Do đó, FAO dự đoán mức cung toàn cầu đủ đáp ứng thị trường.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) vừa công bố kết quả cuộc khảo sát cho biết trong tháng 12, chỉ số tâm lý người tiêu dùng tổng hợp của nước này ở mức 88,4 điểm, giảm 12,3 điểm so với mức 100,7 của tháng trước, là tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Dù diễn biến khá tiêu cực ở khoảng thời gian giữa phiên, thị trường ngày 24/12 kịp hồi phục về gần tham chiếu nhờ dòng tiền mạnh vào cuối phiên chiều.
Hãng ô tô điện VinFast vừa thông báo miễn phí sạc pin cho người dùng trên toàn quốc, áp dụng từ nay đến 30/6/2027.
Cuối năm, nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung thiếu hụt do dịch tả heo châu Phi, đã khiến giá thịt lợn liên tục tăng. Giá lợn hơi có nơi đạt mức 70.000 đồng/kg.
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HOSE đã gửi công văn yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) giải trình cổ phiếu bất ngờ tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 17/12 đến ngày 23/12.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước tính đã vượt 25 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2023 và chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam.
0