Tháng 5 - lại một mùa hoa nở

Tháng 5 về, màu đỏ của phượng đã phủ kín cả những khoảng trời. Trong câu chuyện của các cô, cậu học trò đã len lỏi nỗi buồn chia xa và những trang lưu bút trao vội.

Với những ai từng qua thời nhặt cánh hoa ép vào trang vở, khi ánh mắt bắt gặp màu đỏ của chùm phượng vĩ sẽ gợi lại những mảng ký ức đẹp đẽ. Thước phim của tuổi "nhất quỷ nhì ma" được tua lại rõ nét. Lại nhớ những ngày lê la cùng bạn bè hết quán vỉa hè này tới quán vỉa hè nọ, nào xoài ngâm, sấu dầm, nào chè, nào nước mía.

Thước phim của tuổi "nhất quỷ nhì ma" được tua lại rõ nét. Ảnh minh hoạ: Zingnews.

Những ngày trốn học thêm cùng lũ bạn thân lang thang đâu đó, có khi tụm năm, tụm ba quậy phá trong công viên gần trường. Những ngày quên vở, những lúc không học bài cũ, lòng nơm nớp sợ khi thầy gọi lên kiểm tra. Và cả những tiết kiểm tra với tinh thần "đoàn kết” cao, nếu thầy cô phát hiện cả lũ sẽ bị phạt. Tất cả những ký ức đẹp đẽ ấy được lưu giữ trong một ngăn của tâm hồn để có dịp lại quay trở về như mới ngày hôm qua.

"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu"

Lời bài hát "Phượng hồng" như lời tự sự của bao cô cậu học trò khi mùa hè đến. Nhớ lắm góc sân trường, nơi cây phượng già cháy mình mỗi mùa hè sang. Nơi có cô bé tóc tết đuôi sam hai bên, điệu đà nhặt từng cánh phượng ép vào trang sách. Nơi của những kỷ niệm vui buồn thời học trò tinh nghịch. Thời vô tư cười, vô tư ca hát, vô tư cầm tay nhau mà chẳng ngại ngần gì. Có lúc giận hờn vu vơ và những cảm xúc chợt đến, chợt đi làm cô bé ửng hồng đôi má.

Không biết từ bao giờ và chẳng biết ai đã có ý tưởng trồng hoa phượng nơi sân trường để mỗi mùa phượng nở lại báo hiệu phút chia ly gần kề. Và có lẽ, thời chúng tôi không có điện thoại, không Internet mới thấy thấm thía sự chia xa ấy.

Phượng không kiêu sa như lan, như hồng nhưng lại có vẻ đẹp riêng biệt, quyến rũ. Ảnh minh hoạ

Phượng không kiêu sa như lan, như hồng nhưng lại có vẻ đẹp riêng biệt, quyến rũ. Mỗi bông hoa có năm cánh, bốn cánh màu đỏ cam mang những vệt loang màu đỏ đậm, cánh thứ năm lại dày hơn. Nét quyến rũ của phượng ở màu trắng mượt điểm những vệt đỏ hài hòa như đuôi của một loài chim phượng nên hoa được gọi là hoa phượng vĩ chăng?

Tháng 5, bên cạnh phượng hồng còn có bằng lăng tím. Ảnh minh hoạ.

Hoa phượng còn có cái tên thân thương là hoa học trò. Sự ra đời của tên gọi này có lẽ bởi phượng quá đỗi gần gũi, thân thuộc với tuổi cắp sách tới trường. Phượng đơm hoa là mùa hè đến, bao lớp học sinh lại tạm xa trường, xa lớp. Những cô cậu học trò cuối cấp nhìn phượng nở sân trường mà bâng khuâng, lưu luyến. Còn những cô cậu học trò khác lại hân hoan, vui mừng bởi sắp có những ngày nghỉ dài mà không phải lo những buổi kiểm tra, những khi dậy sớm ôn bài.

Tháng 5, bên cạnh phượng hồng còn có bằng lăng tím. Màu đỏ của phượng là sự nồng cháy và nhiệt huyết, sự hăng say nhưng bồng bột. Màu tím mang nỗi buồn man mác của chia ly, nhớ mong và hoài niệm. Nhưng tất thảy đều là những màu hoa của mùa hạ bỏng cháy, của nhiệt huyết thanh xuân và của bao ký ức đẹp đẽ khó quên trong đời.

Tháng 5 tới, lại một mùa hoa nở…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.

Có một loại lá, khi được chế biến thành món ăn, lúc ban đầu, ta cảm nhận vị đắng nhẹ, nhưng càng nhai kĩ càng thấy vị ngọt bùi của lá. Không biết đó có phải là một sự hồi đáp thử thách lòng người của một loài cây, hay lá muốn gửi gắm một thông điệp: Có đắng cay mới thấy ngọt bùi?

Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.

Có một cô gái đến Hà Nội hai lần nhưng lần nào cũng vội. Vội đến nỗi chưa kịp đi cho hết chiều dài niềm thương thì đã phải chia tay. Nhưng chính trong sự vội vã đó cô nhận ra những chân tình, lại như khơi lên trong cô một nỗi mong ước...

Mưa đã tạnh từ lâu, ngọn nến thơm trên bàn chuyển động khẽ khàng theo từng luồng khí mơn man trong căn phòng mở toang ô cửa.

Có một cô gái từng mua một cuốn sách với tựa đề “Mình phải sống như biển rộng sông dài”. Nội dung trong sách đã nằm lại đâu đó trong góc khuất của ký ức, chỉ có tiêu đề cứ khiến cô phải suy nghĩ mãi bởi lẽ, người với người, quả thực tồn tại như những dòng chảy giao nhau.