Tháng 7 vọng mãi lời tri ân
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là nơi an nghỉ của hơn 20.000 liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Anh Ngô Thanh Định công tác ở Nghĩa trang Trường Sơn đã 12 năm. Anh chia sẻ: “Thường ngày, tôi sẽ dọn dẹp vệ sinh các khu mộ. Đến lễ Tết thì sẽ dọn dẹp các khu mộ và tượng đài sạch, thắp hương cho anh hùng liệt sĩ, góp phần nhỏ để đền ơn đáp nghĩa các anh hùng liệt sĩ”.

Trong những ngày tháng 7, người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc tìm về nơi đây để tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn.

Ông Nguyễn Văn Lăng (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), nghẹn ngào: “Khi đến các phần mộ rất xúc động, họ đều là những người rất trẻ, hy sinh từ lúc hai, ba mươi tuổi. Khi đến đây mình biết ơn sâu sắc những người đi trước”.

Tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nơi an nghỉ của các liệt sĩ thành phố Hà Nội có hai khu chính, gồm khu mộ liệt sĩ Hà Nội với 469 ngôi; khu mộ liệt sĩ tỉnh Hà Tây (cũ) với 888 ngôi; các mộ liệt sĩ của huyện Mê Linh đặt tại khu mộ liệt sĩ tỉnh Vĩnh Phúc và mộ liệt sĩ các xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Sắp tới, khu mộ này sẽ được cải tạo khang trang hơn, đồng thời nâng cấp để tạo sự kết nối giữa hai khu.

Ông Đinh Hồng Phong – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cho biết: “Với mong muốn các khu mộ quy tụ thành một khu của thành phố Hà Nội, thành phố cũng được sự phối hợp của tỉnh Quảng Trị, kinh phí do thành phố Hà Nội hỗ trợ để việc sửa chữa, cải tạo khu mộ thành phố Hà Nội được chu đáo.
Đây cũng là nguyện vọng của những người Hà Nội có con em nằm lại ở mảnh đất Quảng Trị. Và chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô và 77 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ”.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nước mắt của nhiều thế hệ hôm nay vẫn rơi vì ở đâu đó trong lòng đất mẹ còn nhiều liệt sĩ chưa xác định được danh tính, chưa được trở về với quê hương.
Công việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tuy gian nan, vất vả, nhưng là hành trình ý nghĩa, thể hiện nghĩa tình của những người đồng chí, đồng đội với nhau, của người còn sống với người đã khuất, và trên hết là trách nhiệm của cả dân tộc đối với những người con ưu tú đã ngã xuống vì quê hương, đất nước.
Các tuyến đường trung tâm TP. HCM từ 3h sáng nay 27/4 đã đông kín người tập trung chờ xem tổng duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giữa lòng TP. HCM, hàng ngàn người dân mỗi tối đều đứng sát bên đường dõi theo từng bước chân của các khối diễu binh, diễu hành. Thời tiết oi bức và cả những cơn mưa không ngăn được sự gắn bó mang tên tình quân dân.
TP.HCM đã tổ chức Triển lãm 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu, 50 công trình xây dựng tiêu biểu, 50 sự kiện - hoạt động nổi bật, để nhân dân TP.HCM và du khách có dịp nhìn lại hành trình phát triển đầy tự hào của thành phố, qua những dấu ấn sáng tạo và hội nhập.
Sáng nay, diễn ra lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Buổi tổng duyệt nhằm chuẩn bị tốt nhất cho lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành chính thức diễn ra vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 30/4.
Cùng những người trẻ lên chuyến tàu hòa bình để ngược dòng thời gian đến những nhà ga ký ức, lắng nghe bản hùng ca về khát vọng non sông qua bộ Phim tài liệu "Chuyến tàu hòa bình", phát sóng lúc 15h15 ngày 30/4 và 7h45 ngày 1/5 trên kênh H1 và các nền tảng số của Đài Hà Nội.
Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen gửi Công an tỉnh Thanh Hóa về thành tích đấu tranh, triệt phá thành công đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả.
0