Thanh âm Hà Nội | Chuyện Hà Nội | 27/03/2024

Thanh âm Hà Nội ngày xưa là một ký ức, kỷ niệm in đậm trong lòng biết bao thế hệ người dân Hà Nội. Đó là những tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng tàu điện leng keng trên đường phố, tiếng ve sầu kêu báo hiệu mùa hè đến, hay những tiếng rao đêm.... Chương trình hôm nay sẽ đưa các bạn trở lại một thời Hà Nội xưa cũ với những tiếng rao đã trở thành di sản trong lòng người dân Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thăng Long xưa vốn là đất Kinh Kỳ Kẻ Chợ. Cái tên Kẻ Chợ của Hà Nội chỉ là một cách gọi dân gian, nhưng tên gọi đó lại lưu đọng trong lịch sử, văn hoá, phong tục của người Hà Nội như một niềm riêng nỗi nhớ. Mặc dù, Hà Nội có nhiều ngôi chợ cổ mang tên gọi dân gian với những mặt hàng đặc trưng còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng cũng có những ngôi chợ chỉ còn là tên gọi lưu truyền qua trang sách, trong nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian và trong tâm khảm của bao lớp người Hà Nội xưa cũ.

Hát xẩm là một thể loại âm nhạc cổ truyền, với những hình thức biểu diễn rất độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hát xẩm còn là loại hình âm nhạc dân gian mang đậm tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà ở phố Hàng Đường, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã gắn bó với phố cổ, nơi chỉ cáchHồ Gươm một đoạn đường rất ngắn Phải chăng vì thế, ông không chỉ yêu Hồ Gươm bằng tình yêu của một người Hà Nội mà còn bởi sự gần gũi, thân quen của nơi này.

Hà Nội nghìn xưa là mảnh đất của núi Nùng, sông Nhị, hồ Gươm, sông Tô Lịch... Hà Nội nghìn xưa đã để lại cho đời sau biết bao di tích, công trình văn hóa đáng tự hào. Một trong số đó là Thăng Long Tứ Quán.

Tiếng trống chèo sân đình là một hoài niệm của bao người dân làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ khi xưa. Với Hà Nội, nghệ thuật Chèo đã đi vào đời sống, đi vào tâm hồn và văn học nghệ thuật của Hà Nội từ rất lâu như một nét duyên thầm làm say đắm bao người dân đất Kinh Kỳ, Kẻ Chợ. Trong chương trình hôm nay, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ chia sẻ về lịch sử phát triển của nghệ thuật Chèo Hà Nội.

Nhà văn Vũ Bằng sinh ra ở Hà Nội, là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, 40 năm nói láo; Miếng lạ miền Nam… cùng nhiều tiểu thuyết và bút ký báo chí. Vũ Bằng tha thiết yêu Hà Nội. Ông viết về Hà Nội với một nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ bời bời, nỗi nhớ khắc khoải.