Thành công lần đầu ghép gan bất đồng nhóm máu

Mới đây, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã lần đầu tiên tiến hành thành công một ca ghép gan không cùng nhóm máu.Bệnh nhân được ghép là bé gái 15 tuổi mắc xơ gan lâu năm và hiện đang bị ung tư gan. Đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện triển khai kỹ thuật này cho trẻ nhỏ đã có sự phát triển cơ thể như người trưởng thành.

Bệnh nhân nữ 15 tuổi, phát hiện xơ gan cách đây 6 năm không rõ căn nguyên. Gần đây bệnh nhân đi khám, phát hiện có khối u gan đã được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào gan trên nền xơ gan. Điểm đặc biệt của ca ghép này đó là ghép gan bất đồng nhóm máu, bệnh nhân có nhóm máu A và người hiến là bà nội có nhóm máu AB. Ghép gan bất đồng nhóm máu là ngoài nguyên tắc truyền máu. Những trường hợp này sẽ được điều trị khác với các trường hợp cùng nhóm máu.

Sau 8 giờ đồng hồ, ca ghép gan được thực hiện thành công. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản ngay tại phòng mổ. Sau 01 tuần ghép, sức khỏe của người hiến và người nhận đều ổn định. Người hiến được ra viện sau 01 tuần ghép. Còn sức khỏe của người nhận phục hồi tốt, chức năng gan ghép hoạt động bình thường, vận động nhanh nhẹn.

Tại Việt Nam, ghép tạng từ nguồn cho bất đồng nhóm máu đã được thực hiện trên bệnh nhân ghép thận và trên nhóm ghép gan ở trẻ em, tuy nhiên hiện chưa được thực hiện trong ghép gan ở người trưởng thành. Khi nguồn gan hiến còn rất hạn chế mà lượng bệnh nhân ghép gan ngày càng tăng, việc triển khai ghép gan bất đồng nhóm máu giúp tăng cơ hội sống cho những người đang cần được ghép gan.

Đến thời điểm này, cả nước đã thực hiện được 500 ca ghép gan, riêng Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã thực hiện thành công 200 ca ghép và trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc, với 198 ca  ghép gan từ người cho sống. Đây là kỹ thuật ghép gan khó và phức tạp hơn rất nhiều so với ghép gan từ người hiến chết não.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.