Thanh Hóa: Di tích quốc gia chùa Quan Thánh bị xâm hại

Ngày 10/11, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Thanh Hóa cho biết, đã có văn bản kết luận ban đầu về vụ xâm hại di tích quốc gia chùa Quan Thánh ở phường An Hưng, TP.Thanh Hóa.

Kết quả kiểm tra của Sở VH-TT-DL Thanh Hóa xác định toàn bộ hệ thống 12 tấm bia ma nhai (khắc trên vách đá), 3 bức dạng đại tự bằng chữ Hán, và hệ thống 10 pho tượng của chùa đã bị tô vẽ, phun, phủ sơn công nghiệp.

Việc tự ý tô, vẽ, sơn vào hệ thống hiện vật của chùa Quan Thánh đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật, vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý di tích.

Đáng chú ý, trong các tấm bia ma nhai thì có 1 tấm niên đại Cảnh Hưng 47 (kích thước 70 x 80 cm) đã bị khoan, đóng thanh sắt vuông vào giữa 2 hàng chữ Hán, làm nứt, tách một phần mặt bia, hư hỏng một chữ Hán.

Ngoài ra, việc quản lý đất đai đã được quy hoạch bảo vệ di tích của chính quyền địa phương cũng không nghiêm, vì quy hoạch vùng bảo vệ di tích từ năm 1992 của chùa Quan Thánh là 4.800 m2, nhưng UBND P.An Hưng báo cáo hiện này vùng di tích chỉ còn 585 m2.

Các tấm bia và tượng đều được sơn lại.

Sở VHTT&DL đề nghị UBND TP. Thanh Hóa chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND phường An Hưng khẩn trương kiểm tra thực tế di tích chùa Quan Thánh; đề xuất phương án xử lý (nếu có); làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm tại di tích, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Đồng thời, Sở VHTT&DL Thanh Hóa giao Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các phòng, ban chức năng của UBND Tp. Thanh Hóa và UBND phường An Hưng kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh liên quan đến việc tu bổ di tích chùa Quan Thánh, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Giám đốc Sở trước ngày 15/11/2022.

Được biết, chùa Quan Thánh nằm trong Khu di tích danh lam thắng cảnh núi An Hoạch, được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1992, cùng với đình Thượng, chùa Hinh Sơn, lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa và hòn Vọng Phu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.