Thanh Hóa yêu cầu xử lý nghiêm việc xâm hại Đền Quan Thánh
Theo công văn 3183-CV/VPTU của Văn phòng Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ việc xâm hại Di tích quốc gia đền Quan Thánh; đồng thời yêu cầu dừng ngay các hoạt động xâm phạm và xây dựng phương án khôi phục, bảo vệ di tích.
Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu Thường trực Thành ủy thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong công tác quản lý nhà nước để di tích bị xâm hại, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy kết quả trước ngày 30/11/2022.
Thời gian gần đây, Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Quan Thánh, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) bị thay đổi nhiều so với nguyên trạng. Dọc lối lên và trong khuôn viên ngôi đền chính nằm trong lòng vách núi đã bị kẻ, lát các loại gạch đá hỗn độn, không cùng chủng loại.
Hầu hết bức tượng và phù điêu khắc trên vách núi đã bị sơn phủ màu mè. Các bài thơ, văn chữ Hán, chữ Nôm cổ được tô màu đỏ trên nền màu đồng, không còn nét rêu phong như xưa. Ở sảnh phía ngoài lối ra, người trông coi đền đã cho thợ khoan vào tấm văn bia khiến một số ký tự cổ bị mất.
Một số hạng mục được cơi nới bằng gạch vồ, mái tôn che đậy chắp vá quanh di tích gây mất mỹ quan, che khuất tầm nhìn... Những việc làm trên đã gây bức xúc dư luận xã hội.
Theo báo cáo ban đầu của UBND phường An Hưng (thành phố Thanh Hóa), toàn bộ việc sửa sang, thuê người sơn lại bia ma nhai, sơn lên các hình tượng người và vật ở chùa Quan Thánh đều do bà Lê Thị Thịnh (người được UBND phường An Hưng giao trông coi, quản lý đền Quan Thánh) bỏ tiền ra làm. Trong quá trình sơn sửa, bà Thịnh đã không báo cáo UBND phường An Hưng.
Di tích quốc gia đền Quan Thánh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1992. Di tích này được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII; được Tổng trấn Thanh Hoa là Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa cho tu bổ và có làm bài minh khắc vào vách núi, nay vẫn còn nguyên vẹn. Những văn bia, chữ cổ và các bức tượng tạc trên vách đá đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, chứa đựng nhiều ý nghĩa, giá trị về văn hóa, lịch sử...
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.
0