Thành phố chỉ đạo - Doanh nghiệp làm ngơ | Hà Nội tin mỗi chiều
Suốt nhiều ngày qua, nhiều khu dân cư ở các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và các huyện Thanh Oai, Hoài Đức...bị mất nước sinh hoạt. Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, người dân phải hàng ngày xách xô đi xin nước. Đỉnh điểm phải kể đến sự việc hàng nghìn người dân ở khu đô thị Thanh Hà trải qua ngày thứ 8 bị cắt nước, mọi sinh hoạt đảo lộn. Người dân quay quắt trong cảnh thiếu nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai cùng các đơn vị chức năng bằng mọi giá phải cung cấp nước cho cư dân khu đô thị Thanh Hà trong ngày 22/10. Nhưng đến hôm nay (23/10) tình hình nước sinh hoạt vẫn không có chuyển biến tích cực, đơn vị cung cấp nước vẫn làm ngơ.
Để tiết kiệm nước sạch, nhiều hộ dân tại khu đô thị Thanh Hà cũng đã mang xô chậu ra hồ lấy nước về để xả nước nhà vệ sinh. Để thích ứng với tình cảnh thiếu nước, có gia đình đã thay đổi cả thói quen sinh hoạt. Thậm chí, người dân đã chuyển sang dùng bát nhựa và đũa sử dụng một lần.
Theo các nhà quản lý, nước sạch hiện nay chỉ đủ cấp cho khu vực đô thị và khoảng 80% nhu cầu của khu vực nông thôn ở Hà Nội. Trong thực tế đối với những nơi cấp nước sạch mà bị ô nhiễm thì cũng coi như không cấp nước. Hà Nội hiện vẫn còn 149 xã chưa được kết nối với mạng cấp nước của thành phố. Còn theo các chuyên gia, nguyên nhân căn bản của tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại một số khu vực của Hà Nội là tốc độ tăng dân số quá nhanh, trong khi hệ thống hạ tầng cấp thoát nước không theo kịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của hàng loạt các chung cư cao tầng ở các khu vực cuối nguồn, khu vực có địa hình cao khiến việc cung cấp nước sạch gặp khó.
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Hà Nội cần đẩy nhanh các dự án cấp nước sạch, rà soát những dự án chậm tiến độ để đốc thúc và hỗ trợ chủ đầu tư sớm hoàn, khắc phục những bất cập của mạng lưới cung cấp nước sạch, nhất là mạng lưới cấp nước cho khu vực cuối nguồn và ngoại thành… Một siêu đô thị với hơn 8 triệu dân, bao quanh là các con sông lớn, mà thiếu nguồn cung cấp nước sạch, mạng lưới cấp nước nhiều chỗ để xảy ra hiện tượng rò rỉ, vỡ đường ống, hay nước chảy yếu là điều không thể chấp nhận được”.
Ông Hoàng Văn Bẩy, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo: “Hầu hết các sông ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều bị ô nhiễm. Mức ô nhiễm tăng cao vào mùa khô khi lượng nước các con sông giảm. Không những ô nhiễm nước mặt mà còn đối mặt với các vấn đề như thuốc trừ sâu, nước mặn”. Theo ông, để giải quyết tình trạng này, đầu tiên là thực hiện song song các giải pháp căn bản là cải thiện chất lượng các nguồn nước, triển khai cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hiệu quả các công trình cấp nước tập trung. Để đảm bảo nước cho người dân thì việc cần thiết đầu là bảo vệ nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
Hà Nội phấn đấu từ nay đến năm 2025, nâng tỉ lệ cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn đạt tới 100%. Để đạt được kết quả này, bên cạnh sự tuyên truyền tích cực của các cấp chính quyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch, nước máy đã qua xử lý, thì Hà Nội cần có cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi cho các chủ đầu tư đầu tư vào các dự án cấp nước sạch nông thôn. Đồng thời, điều chỉnh khung giá nước sạch cho phù hợp với mức thu nhập của người dân ngoại thành để khuyến khích người dân sử dụng nguồn nước an toàn, đảm bảo cho sức khỏe./.
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.
Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?
Nếu một ngày, tắc đường không còn nữa, thay vào đó là những dòng xe di chuyển êm đềm, nhịp nhàng, không có khói bụi ô nhiễm thì quả là “đáng mơ ước”.
Một hoa hậu đầy tai tiếng với scandal chưa đọc hết một cuốn sách lại sắp phát hành một cuốn tự truyện cuộc đời ở tuổi 28. Có điều gì đáng bàn ở câu chuyện này?
Những âm thanh tưởng chừng có trong một bộ phim hành động nhưng thực chất lại là âm thanh nẹt bô, rú ga của những cô, cậu học trò trên đường được ghi lại. Điều gì đang xảy ra thế này?
0