Thành phố Huế sẽ trực thuộc Trung ương

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Tư pháp người chưa thành niên, Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng .

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội biểu quyết thông qua 1 luật và 2 nghị quyết theo hình thức biểu quyết điện tử.

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương trên hiện trạng tỉnh Thừa Thiên Huế là một bước quan trọng, cụ thể hóa Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quyết tâm chính trị của tỉnh trên cơ sở ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo không gian và động lực phát triển mới không chỉ đối với thành phố Huế mà còn cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết, tương ứng 96,24% đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Cũng trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên và Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với tỷ lệ biểu quyết tán thành cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện chương trình công tác năm 2024, sáng 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tổ chức Hội nghị lần thứ 20 để cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng của thành phố.

Hồ chứa nước Cửa Đạt, hồ chứa nước Tả Trạch, hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (ANQG).

Kiên trì phương châm “trao cần câu thay vì cho con cá”, từ hơn 115 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm qua, MTTQ các cấp thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả hai trọng tâm: hỗ trợ an cư và trao sinh kế giúp thoát nghèo bền vững.

Thảo luận tổ về 4 nội dung trình tại hội nghị Lần thứ 20 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 03 năm giai đoạn 2025-2027; Điều chỉnh Kế hoạch tài chính 05 năm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố, các đại biểu thống nhất với các nội dung báo cáo; tham góp nhiều ý kiến vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Năm 2024, thành phố Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội. Dự kiến, 23/24 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch đề ra, trong đó 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Tại Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là việc khó, thậm chí rất khó nhưng Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, nhân dân ủng hộ thì phải làm, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.