Thành phố Lahore có chất lượng không khí tệ nhất thế giới

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu thường niên của IQAir, Lahore (Pakistan) đã trở thành thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới trong năm 2022, với mức 97,4 microgam PM2.5/m3, cao gấp gần 20 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Khảo sát của IQAir sử dụng dữ liệu từ hơn 30.000 máy theo dõi chất lượng không khí tại hơn 7.300 địa điểm ở 131 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực. Xếp ngay sau Lahore là Hotan, một thành phố thuộc vùng Tân Cương của Trung Quốc.

Hai thành phố tiếp theo trong bảng xếp hạng là Bhiwadi và thủ đô New Delhi đều của Ấn Độ. Ấn Độ và Pakistan có chất lượng không khí tồi tệ nhất ở khu vực Trung và Nam Á, với gần 60% dân số sống ở những khu vực có nồng độ hạt PM2.5 cao hơn ít nhất 7 lần so với mức khuyến nghị của WHO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng Reuters đưa tin lễ nhậm chức của Vladimir Putin đã gây tranh cãi ở phương Tây. Theo nguồn tin của Reuters, bất chấp sự phản đối của Ukraine, nhiều quốc gia vẫn cử đại diện đến tham dự lễ nhậm chức của ông Putin.

Ngày 7/5 (theo giờ địa phương), các phái đoàn của Israel, phong trào Hồi giáo Hamas, Qatar và Mỹ đã đến Cairo (Ai Cập) để nối lại đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza.

Nhiều sân bay quốc tế lớn của Anh, gồm: Heathrow, Gatwick, Stansted, Edinburgh, Birmingham và Manchester, đều gặp sự cố đối với các cổng điện tử kiểm soát hộ chiếu, khiến hàng dài hành khách phải xếp hàng chờ nhập cảnh.

Tổng thống Latvia, Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống Phần Lan xác nhận việc các nước này sẽ tham dự Hội nghị hòa bình Ukraine được tổ chức tại Thụy Sĩ vào tháng tới.

Truyền thông nhà nước Belarus đưa tin, nước này bắt đầu kiểm tra mức độ sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của quân đội, đồng thời chuẩn bị tham gia cuộc tập trận hạt nhân do Nga tiến hành.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 5 của mình. Sắc lệnh trên có tên "Về các mục tiêu phát triển quốc gia của Liên bang Nga đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036", với nội dung chính là các mục tiêu cụ thể của nước Nga trong những năm tới.