Tháo gỡ khó khăn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 16/1, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là điểm nghẽn đang cần tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ các chương trình.

Đối với việc phân cấp quản lý cho cấp huyện, Chính phủ đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024 - 2025, mà chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026 - 2030.

Phương án 2: Thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025.

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Chu Thị Hồng Thái – Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Tôi nhất trí với phương án 2, tôi cho rằng phương án 1 không thực hiện ngay cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong giai đoạn 2024-2025 thì việc thực hiện thí điểm không còn nhiều ý nghĩa, việc thực hiện thí điểm ngay trong giai đoạn 2024 - 2025 sau khi tổng kết thực sẽ là tiền đề quan trọng phục vụ cho giai đoạn 2026 - 2030 triển khai được tốt hơn. Tuy nhiên cần quy định tiêu chí về việc lựa chọn huyện thực hiện thí điểm. Tôi kiến nghị Quốc hội giao cho Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh căn cứ thực tiễn của địa phương, căn cứ thực tiễn của huyện đang thực hiện cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia có những khó khăn vướng mắc phải giải quyết, căn cứ vào khả năng thực hiện của đội ngũ cán bộ để lựa chọn huyện thực hiện thí điểm.”

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Góp ý về một số nội dung cụ thể liên quan đến việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, các đại biểu bày tỏ thống nhất với quy định: HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chi tiết đến từng dự án thành phần.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho biết: “Thực tế việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương cho thấy, một số nội dung dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã hoàn thành, do đó không còn đối tượng để thụ hưởng hoặc đối tượng thụ hưởng chưa đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định. Trong khi đó, các nhiệm vụ, nội dung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nhưng nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tôi đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung thêm quy định: “Cho phép HĐND tỉnh điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ chi thường xuyên của các nội dung, dự án không còn đối tượng chi hoặc không có khả năng giải ngân để chuyển sang chi đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).