Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu qua Biển Đỏ

Tại cuộc họp thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu do tình hình tại Biển Đỏ diễn ra ngày 6/2 tại Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn sẽ được cập nhập thông tin thường xuyên và liên tục hơn từ các nhà chức trách và có được sự chia sẻ của các hãng tàu.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Có thể thấy khả năng tác động của cuộc xung đột Biển Đỏ đến Việt Nam là không hề nhỏ. Đó là việc giá cước vận tải tăng, nghiêm trọng hơn là tình trạng thiếu container rỗng, thời gian vận chuyển kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đơn hàng xuất nhập khẩu. Xa hơn nữa, việc tăng chi phí vận tải và giá dầu sẽ có gây ra hiệu ứng domino đối với giá cả hàng hóa khác.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp cho rằng, việc đáng lo ngại nhất đó là sự việc không lường được khi nào thì kết thúc. Nếu cứ kéo dài thì các đơn hàng ký tiếp theo chắc chắn khách hàng sẽ đặt vấn đề chia sẻ chi phí do vận chuyển tăng thêm.

Do đó, điều mà các doanh nghiệp quan tâm là có thông tin sớm, kịp thời để có thể đàm phán cho các đơn hàng tiếp theo để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. Đồng thời rất cần sự chung tay, hỗ trợ, sự tham gia tích cực lúc này của các hãng tàu, một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.

Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.

Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.

Kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng, là chìa khóa để kinh tế Việt Nam cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà nước, chính quyền cần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp - nền tảng giúp đất nước ngày càng đi lên, tuy nhiên lưu ý những quy tắc để tránh vượt qua lằn ranh đạo đức và pháp luật.