Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp
Với đặc thù là doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí và cắt laser, Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cần diện tích mặt bằng rộng để đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, với không gian sản xuất chật hẹp, thời gian thuê thầu ngắn hạn đang khiến doanh nghiệp không yên tâm đầu tư trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại và cũng khó mở rộng quy mô sản xuất:
Anh Lê Hiền Chính - Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho biết: "Công ty nhận được nhiều sự quan tâm của đối tác nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng khi họ về thăm xưởng thì họ rất băn khoăn về vấn đề cơ sở hạ tầng và diện tích chật hẹp".
Vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề phải tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình làm nơi sản xuất, giới thiệu sản phẩm…Đây chính là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhìn chung, các đơn vị đều mong muốn có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường.
Ông Dương Đình Khôi - Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên chia sẻ: "Trong lành nghề của chúng tôi có một cụm công nghiệp thế nhưng trải qua rất nhiều năm vẫn chưa thể thành công. Hy vọng thông qua truyền thông có thể gửi đến các cấp lãnh đạo có thể đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cụm công nghiệp làng nghề để chúng tôi có những điểm sản xuất rộng hơn, thoải mái hơn và đảm bảo số lượng nguồn hàng nhiều hơn".
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội: "Ngoài 75 cụm công nghiệp đã và đang hoạt động, thành phố cũng đã phê duyệt 43 cụm công nghiệp mới đang trong quá trình triển khai thực hiện, trong đó đã khởi động được 19 cụm công nghiệp để tiến hành bỏ phiếu đầu tư. Đến hiện nay, trên gần 4.000 doanh nhiệp đã vào các cụm công nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh".
Theo Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2030, thành phố sẽ có 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.200ha. Bên cạnh những cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả, thành phố đang đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ khởi công những cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, mục tiêu hoàn thiện mạng lưới 159 cụm công nghiệp vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn nhiều “nút thắt” cần nhanh chóng được tháo gỡ.
Từ hôm nay (1/11), Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt hợp nhất từ Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn chính thức bắt đầu hoạt động.
Công ty Truyền tải điện 1 - Thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia vừa tổ chức Kỳ thi nâng bậc nghề Quản lý vận hành Trạm biến áp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của các tuyền tải điện trực thuộc.
Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.
Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.
Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.
0