Tháo gỡ rào cản tiếp cận năng lượng xanh khu vực FDI
Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Đức, chuyên sản xuất vòng bi, với tổng vốn đầu tư lên đến 45 triệu Euro.
Mỗi năm, doanh nghiệp xuất xưởng hơn 40 triệu sản phẩm ra các nước trên thế giới. 95% sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp là sang thị trường châu Âu. Để xuất khẩu các sản phẩm sang châu Âu thì cần có những chứng nhận sản xuất xanh.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam, cho biết: CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) - khung pháp lý điều chỉnh về lượng carbon khi nhập khẩu vào châu Âu, bắt đầu từ năm 2023 và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2026. Các sản phẩm, đặc biệt là thép, xi măng, các loại kim loại nặng khác nhập vào châu Âu mà có lượng carbon lớn thì sẽ bị đánh thuế để cân bằng với các nhà sản xuất của châu Âu.
Xanh hóa trong sản xuất bao gồm năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất như điện, nước và các nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất phải đảm bảo yêu cầu về carbon. Trong đó, năng lượng cho sản xuất là một trong những nhu cầu quan trọng mà các doanh nghiệp FDI rất quan tâm khi lựa chọn đầu tư tại một quốc gia.
Chính phủ cũng như Bộ Công Thương cũng đang đưa ra các cơ chế mua bán điện trực tiếp, tức là ký trực tiếp từ nhà tiêu thụ với các nhà sản xuất điện gió hoặc điện mặt trời. Tuy nhiên, các cơ chế về việc vận hành như thế nào thì hiện nay vẫn chưa có. Đây là một trong những rào cản để các doanh nghiệp FDI tiếp cận nguồn năng lượng này.
Ông Anthony Grandpierre, Tổng Giám đốc Messer tại Việt Nam, cho hay: “Chính Phủ Việt Nam đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc nhưng bây giờ đã đến lúc bắt đầu quy trình mua bán điện trực tiếp và cho phép công ty thực hiện quy trình đó. Điều này sẽ thực sự có tác động ngay lập tức đến sự phát triển của Việt Nam”.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
Lễ khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” đã diễn ra tại Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng) vào tối 20/12. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần thứ 3 tại huyện Thanh Oai (từ ngày 20 - 24/12/2024) và tại quận Bắc Từ Liêm (từ ngày 26/12 - 29/12/2024).
Để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ, chất lượng và giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch sản xuất, nhập hàng từ sớm.
Tính đến ngày 18/12, ngành thuế đã về đích trước kế hoạch năm 2024 với tổng số thu ngân sách ước đạt 1.732.000 tỷ đồng, vượt 16,5% dự toán; có 60/63 địa phương đã hoàn thành vượt mức dự toán thu cả năm.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết thu hút đầu tư nước ngoài dự kiến năm 2024 đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.
0