Thao túng thị trường nhìn từ chuyện bỏ cọc ở Thanh Oai
Một tháng trước, ngày 10/8/2024, khu vực nhà thi đấu huyện Thanh Oai chật kín người, với hơn 1.500 người tham dự, trên 4.200 hồ sơ để đấu giá 68 thửa đất. Mức trúng đấu giá lên tới 100,5 triệu đồng cho 1 mét vuông đất ở một khu vực chưa có hạ tầng đồng bộ, cách trung tâm thành phố tới hơn 30km.
Anh Nguyễn Văn Ngọc (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai), một trong những người tham gia buổi đấu giá, cho rằng giá trúng cao bất thường, thị trường Thanh Oai hấp thụ là rất khó.
Ngay khi có kết quả, cò đất - đầu cơ đã xuất hiện quanh khu vực đất đấu giá. Một tháng sau, 55 trường hợp trả giá cao, trong đó có người trả thửa đất cao nhất lên đến hơn 100 triệu đồng/mét vuông, đã bỏ cọc. Chiêu trò tạo sốt ảo, trả giá cao rồi thiết lập mặt bằng mới cho các thửa đất ở khu vực xung quanh đã lộ diện. Từ mức khởi điểm bình quân 27 đến hơn 30 triệu đồng/mét vuông, giá đất Thanh Oai đã bị thổi gấp đôi.
GS.TS Bùi Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh tế quốc tế - Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới, cho rằng: "Người mua lãi rồi sau đó bỏ cọc, giờ sẽ tiến hành thế nào? Nhiều người sẽ bị kẹt tiền, mặt bằng giá mới được thiết lập sẽ gây nhiều hệ lụy, Nhà nước giải phóng mặt bằng sẽ khó khăn, phải bỏ ra lượng tiền lớn, gây khó khăn phát triển kinh tế".
Bỏ cọc sau khi đầu cơ đạt mục đích tạo “sóng”. Đất nền quanh khu vực thiết lập một mặt bằng giá mới, thị trường bất động sản bị nhiễu loạn bởi sốt ảo, giá ảo. Địa phương mất thêm nhiều công sức, tiền của để tổ chức đấu giá lại. Chiêu trò này nếu không bị xử lý, sẽ tái diễn ở một cuộc đấu giá khác.
Có rất nhiều thắc mắc của người dân liên quan đến các thủ tục, giấy tờ về nhà đất, trong đó có trường hợp đất đã được cấp sổ đỏ nhưng sau thời gian dài ở và đo đạc lại thì phát hiện đất nhà hàng xóm đang chồng lấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.
Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.
Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².
Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
0