Thầy cô nỗ lực thích nghi và đổi mới

Năm học 2023 - 2024 và học kỳ I của năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong công tác đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu.

Nằm xa trung tâm thành phố Hà Nội, không có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường học tiếng Anh, nên những tiết học tiếng Anh với học sinh ở huyện miền núi Ba Vì là vô cùng quan trọng. Từ những bài học trên lớp, về nhà các em phải phát huy tính tự học là chính với sự hỗ trợ của các giáo viên. Tại trường THCS Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), các thầy cô luôn kiên trì, không ngừng tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp, mong muốn mang đến cho học sinh cơ hội tiếp cận với thế giới rộng lớn qua tiếng Anh.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Hiệu trưởng trường THCS Tản Lĩnh, cho biết: “Trường THCS Tản Lĩnh là một trong bảy trường thuộc xã miền núi của huyện Ba Vì, điều kiện giao tiếp cũng như điều kiện tiếp xúc của các em học sinh với tiếng Anh còn hạn chế. Vậy nên, nhà trường rất chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiến hành, cũng như luôn luôn động viên các thầy, cô và xác định môn tiếng Anh là một môn quan trọng”.

Áp dụng công nghệ vào công tác giảng dạy, được cho là giải pháp then chốt cho dạy ngoại ngữ ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hay nông thôn. Vậy nên, huyện Đan Phượng từ lâu đã đầu tư mạnh mẽ vào các thiết bị thông minh trong công tác giảng dạy. Tại Trường tiểu học Đan Phượng, trong mỗi tiết học tiếng Anh, các em được làm bài tập, tương tác trực tiếp với giáo viên thông qua máy tính bảng. Thú vị với học sinh, nhưng đối với những giáo viên lớn tuổi, để có thể ứng dụng thành thạo công nghệ trong giảng dạy là một thách thức lớn.

Cô giáo Bùi Thị Giang - Trường tiểu học Đan Phượng, cho hay: “Chúng tôi là những giáo viên đã gần 50 tuổi rồi nên việc cập nhật công nghệ cũng tương đối bất cập. Nếu người dạy chủ động trong việc sử dụng công nghệ, các thiết bị dạy học, điều đó sẽ là động lực giúp cho học sinh và bản thân có thể làm chủ bài dạy. Mọi cố gắng của chúng tôi đều nhằm mục đích vì học sinh và tạo ra một thế hệ sẵn sàng tiếp cận những cái mới trong xã hội. Tất cả vì học sinh thân yêu, vì một trường học hạnh phúc”.

Để phổ cập tiếng Anh trong nhà trường, trong xã hội là một mục tiêu không hề đơn giản. Dù gặp phải nhiều thách thức, nhưng chính những khó khăn đó lại là động lực để các nhà giáo ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.

Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.