Thay đổi nguồn kinh phí lập và phê duyệt quy hoạch di tích
Ngày 21/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP, chi phí cho hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quy hoạch.
Cụ thể, chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chi phí đánh giá quy hoạch thì được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo quy định mới tại Nghị định 67/2022/NĐ-CP, tất cả các chi phí trên (gồm chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và chi phí đánh giá quy hoạch di tích) đều được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Nghị định 67/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 21/9/2022.
Từ ngày 9/1, không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng xuống dưới 10 độ, vùng núi cao 2 độ C. Trong đợt không khí lạnh này, khu vực Hà Nội ban ngày giảm 4 độ, ban đêm giảm 7, độ xuống còn 7-18 độ.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ năm nay sẽ có khoảng 90 tạo hình linh vật rắn. Các tạo hình này được thể hiện với đa dạng sắc thái và hình dáng.
Theo Luật Bảo vệ môi trường, bắt đầu từ năm 2025, tất cả người dân đều bắt buộc phải phân loại rác từ nhà, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc sau một tuần Luật có hiệu lực thi hành.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Cầu Giấy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản toàn diện ngành đường sắt. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.
0