Thấy gì từ đại hội cổ đông các 'ông lớn' ngân hàng?

Hiện đã có hơn 20 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý I/2024. Trong đó, 14 nhà băng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 0,003%-165%. Song, bức tranh lợi nhuận ba tháng qua cũng phân hoá khi MB, VIB, ACB, BVBank đồng loạt ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm.

Một điểm chung dễ nhận thấy là trong quý, tranh thủ lợi nhuận khả quan, hàng loạt ngân hàng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro để chuẩn bị đối phó với nợ xấu đang có nguy cơ tăng mạnh.

Vietcombank tiếp tục là quán quân toàn ngành về lợi nhuận, khi đạt 11.221 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng chính của Vietcombank đến từ thu nhập lãi thuần, tăng 18,6%, đạt hơn 14.200 tỷ đồng.

Thứ 2 là Techcombank với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ.

Thấy gì từ đại hội cổ đông các 'ông lớn' ngân hàng?

Các ngân hàng tiếp theo nằm trong top 5 lợi nhuận lần lượt là BIDV (7.390 tỷ đồng, tăng trưởng 7%), VietinBank (6.210 tỷ đồng, tăng trưởng 4%), MB (5.795 tỷ đồng, giảm 11%). Đứng ở vị trí từ thứ 6 đến thứ 10 là ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank.

Bên cạnh bức tranh lợi nhuận tích cực thì tỉ lệ nợ xấu  cũng là câu chuyện đáng quan tâm. Tổng nợ xấu tính hết quý I của VietinBank đã tăng 23%, lên trên 20.400 tỉ đồng; nợ xấu của Vietcombank tăng từ 0,99% lên 1,22%; ACB có tổng nợ xấu là 7.348 tỉ đồng, tăng 25% so với đầu năm…

Hàng loạt ngân hàng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro để chuẩn bị đối phó với nợ xấu đang có nguy cơ tăng mạnh.

Bà Trần Phương Thảo, chuyên viên phân tích cao cấp, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, nhận định: "kết quả kinh doanh của các ngân hàng ở mức tương đương hoặc giảm so với cùng kỳ vì tăng trưởng tín dụng quý I thấp và thứ 2 là do chi phí trích lập dự phòng rủi ro còn cao".

Mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều ngân hàng công bố trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 3-15%, tương đương mức lợi tức 1,5-6% một năm, xấp xỉ lãi gửi tiết kiệm ngân hàng. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) quyết định tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2023 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12,5% (tương đương 1.500 đồng mỗi cổ phiếu). VPBank trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10% (tương đương 1.000 đồng mỗi cổ phiếu). Techcombank, ACB... cũng cho biết sẽ chi cổ tức tiền mặt trong năm 2024 với mức từ 3-15%.

Theo các chuyên gia, việc chia cổ tức bằng tiền mặt là niềm vui cho nhà đầu tư khi giá cổ phiếu “vua” khó tăng trong bối cảnh chung của thị trường.

Mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều ngân hàng công bố trả cổ tức bằng tiền mặt

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội, cho biết: "mặc dù chịu áp lực tăng vốn phải trả cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên nhóm ngân hàng năm nay đã được lựa chọn giữa trả cổ tức bằng cổ phiếu và xin phép NHNN cho trả cổ tức bằng tiền mặt, đây được xem là điểm hấp dẫn nhất của nhóm cổ phiếu này trong năm nay và sẽ là tín hiệu thu hút đầu tư từ nay đến cuối năm".

Năm nay, nhiều ngân hàng đã đặt mục tiêu tham vọng như VPbank dự kiến sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém có mức vốn điều lệ không quá 5.000 tỷ đồng, MB bank đặt mục tiêu các nền tảng số sẽ chiếm khoảng 50% - 60% doanh thu cho ngân hàng trong tương lai gần, MSB dành 3000 tỷ đồng cho tín dụng xanh…

Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội, cho biết: "chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin để đảm bảo khách hàng sẽ có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đặc biệt, sẽ triển khai tính năng dùng sinh trắc học khi chuyển tiền nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản tốt hơn".

Các ngân hàng sẽ đầu tư mạnh cho công nghệ đảm bảo khách hàng được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Giới phân tích lưu ý, kết quả kém khả quan trong năm 2023 đã tạo ra một nền so sánh thấp cho tăng trưởng 2024. Tuy nhiên, vẫn có thể kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan cùng với NIM được cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp đang được duy trì. Ngoài ra, với mức tăng trưởng trung bình ngành khoảng 10% thì một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ sẽ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.

Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.

Vàng nhẫn trơn trước đây thường được mua để làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy tài sản và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay. Trước biến động lớn của mặt hàng này, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro.

Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.

Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.