Thấy gì từ việc Tổng thống Trump trừng phạt Nam Phi?
Nam Phi đã bác bỏ những cáo buộc và lên án quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng viện trợ cho quốc gia châu Phi này.
Ông Trump viện dẫn đạo luật của Nam Phi cho phép tịch thu không bồi thường đất đai của tư nhân trong những trường hợp nhất định để phục vụ lợi ích cộng đồng làm lý do. Ông Trump nhìn nhận đạo luật này phân biệt đối xử đối với người da trẳng thiểu số ở Nam Phi. Trong cùng biện luận cho động thái này, ông Trump viện dẫn việc phía Nam Phi tỏ thái độ bất lợi cho Israel trong cuộc chiến tranh với Hamas ở dải Gaza khi tố cáo Israel phạm tội diệt chủng tại Toà án Công lý của Liên hợp quốc.
Liên quan đến đạo luật cải cách ruộng đất của Nam Phi và việc thực thi cho đến nay, có thể thấy những cáo buộc của ông Trump không có căn cứ xác thực. Đạo luật này không nhằm mục đích phân biệt đối xử. Nó động chạm đến một thực tiễn lịch sử và nhằm khắc phục hệ luỵ của quá khứ lịch sử trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền hiện tại của Nam Phi là chỉ 7% dân số chiếm hữu 70% diện tích đất đai canh tác. Ông Trump mời chào những người da trắng mà ông Trump coi là bị phân biệt đối xử bởi đạo luật này di cư sang Mỹ và định cư ở Mỹ, nhưng không có ai ở Nam Phi tận dụng cử chỉ này. Ông Trump muốn giải cứu những người không muốn nhận sự giải cứu của ông Trump.
Ông Trump làm như vậy trước hết là làm hài lòng tỷ phú Elon Musk. Người này vốn sinh ra và lớn lên ở Nam Phi. Ông Musk không hề giấu giếm thái độ và hành động chống đối chính quyền ở Nam Phi kể từ sau khi hình thành nền dân chủ. Ai cũng biết ông Musk thần thế như thế nào trong chính quyền của ông Trump.
Ông Trump dùng cuộc tấn công này nhằm vào Nam Phi để thể hiện ủng hộ Israel, răn đe những quốc gia, đối tác không thân thiện với Israel và hậu thuẫn Palestin. Thông qua Nam Phi, ông Trump răn đe cả nhóm Brics mà Nam Phi là thành viên. Nam Phi còn không thuận theo Mỹ trong chuyện cuộc chiến tranh ở Ukraine và ở dải Gaza. Ông Trump chọn Nam Phi làm mục tiêu tấn công trong diện đối tác này vì Nam Phi dễ bị tổn thương nhất, Nam Phi nhận được viện trợ nhân đạo và phát triển rất lớn của Mỹ, do vậy sẽ "bị đau" hơn cả bởi cú đòn này của ông Trump.
Đối với chính trị thế giới và quan hệ quốc tế, việc ông Trump mượn "chuyện này làm chuyện nọ" tạo tiền đề và gây hệ luỵ rất tai hại bởi đấy thực chất là can thiệp vào chuyện nội bộ của kẻ khác, bởi mở lối cho nước này gây hấn với bên không thân thiện với đồng minh của họ và bởi viện trợ cũng như thuế quan, trở thành vũ khí thần diệu trong cuộc chơi địa chiến lược thế giới.


Israel đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Gaza vào sáng 18/3, khiến hơn 230 người thiệt mạng.
Một trực thăng Mi-35M của Nga đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã nhắm mục tiêu vào thiết bị và quân nhân Ukraine, tại khu vực biên giới Kursk.
Một nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện ra xác máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines - chiếc máy bay biến mất 11 năm trước trong hành trình đến Trung Quốc.
Israel đã nối lại các cuộc không kích vào Dải Gaza, sau khi các cuộc đàm phán với phong trào vũ trang Hamas của Palestine về việc thả các con tin và thực hiện lệnh ngừng bắn thất bại.
Quyết định tạm dừng viện trợ nước ngoài của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây gián đoạn nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thuốc điều trị HIV tại 8 quốc gia.
Ukraine được cho là đang cân nhắc phương án nhượng bộ một phần lãnh thổ nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
0