Thấy gì từ vụ trả giá đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2?

Cuối tháng 11 vừa qua, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của lịch sử đấu giá Việt Nam vừa được thiết lập: Một cá nhân đã trả tới 30 tỷ đồng cho một mét vuông đất đấu giá.

Cá nhân đấu giá đất đã bị bắt tạm giam vào ngày 3/12 cùng những người liên quan, với cáo buộc vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Theo tường thuật tại phiên đấu giá, cá nhân này đã bỏ mức giá cao không tưởng tại vòng đấu giá thứ 5, nhưng từ chối tham gia vòng thứ 6. Theo quy chế, buổi đấu giá thất bại, vì mức giá thành công của vòng đấu trước được lấy làm giá khởi điểm cho vòng sau, và không ai trả quá. Trong khi người thắng vòng đấu trước đã rút.

Theo pháp luật về đấu giá tài sản, có 4 hình thức đấu giá. Hình thức đấu giá trong phiên 30 tỷ nói trên là theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp.

Vụ việc bỏ giá 30 tỷ đồng/m2 là giọt nước làm tràn ly, thể hiện điểm yếu của hình thức đấu giá bỏ phiếu trực tiếp. Vì mỗi mức giá được đưa ra là hoàn toàn bí mật, chỉ ban tổ chức biết được. Việc chọn những người thắng vòng này để qua vòng tiếp theo cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận. Dù về quy định, những người được chọn là những người trả giá cao nhất.

Đấu giá bỏ phiếu trực tiếp không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gian lận đối với ban tổ chức, mà có cả nguy cơ gian lận khi những người tham gia đấu giá thông đồng với nhau để đưa ra một mức giá thấp, từ đó khiến số tiền nhà nước thu về không tối ưu.

Với mục đích các phiên đấu giá, chắc chắn không phải để bình ổn giá bất động sản, mà giúp ngân sách nhà nước thu về số tiền tối đa khi bán tài sản công. Vậy, phải tính toán để mức giá càng cao càng tốt, còn lại để thị trường vận hành.

Theo thông lệ quốc tế, để tối đa số tiền thu về, việc đấu giá cần được công khai chứ không phải bỏ phiếu bí mật như hiện tại các địa phương vẫn làm. Đây là tài sản công với pháp lý rõ ràng thì không có lý do gì để bí mật.

Cũng với mục đích tối ưu số tiền thu về, việc bỏ cọc cần được giảm tối đa. Về cơ bản, tiền cọc là khoản tiền đảm bảo thanh toán, nếu không thanh toán thì mất tiền cọc. Việc bỏ cọc, về cơ bản là không sai pháp luật.

Vậy, có hai cách để giảm việc bỏ cọc:

Thứ nhất, xác định giá khởi điểm cho các lô đất thật chính xác, và tính tiền cọc 20% giá khởi điểm như quy định hiện tại. Việc bỏ cọc xảy ra là do người đấu giá không tiếc tiền cọc, vì giá khởi điểm quá thấp.

Cách thứ hai, thay vì tính tiền cọc theo giá khởi điểm, thì tính theo mức giá trúng đấu giá. Tức là khi một bên X trả giá 100 triệu cho một mét vuông đất, thì anh ta có nghĩa vụ phải đóng tiền cọc ngay lập tức 20 triệu đồng cho một mét vuông. X có một thời gian nhất định để thu xếp tài chính, chuẩn bị cho 80 triệu bổ sung nữa. Nếu không đủ, thì X phải chịu mất cọc. Nếu theo quy định này, thì 20 triệu đồng cho một mét vuông là mức tiền cọc mà X buộc phải đóng. Nếu không đóng sẽ vi phạm quy chế đấu giá, và sẽ bị xử lý theo pháp luật một cách rất rõ ràng.

Sau rất nhiều vướng mắc trong công tác đấu giá, đã đến lúc cần xem xét lại một cách nghiêm túc các phương thức đấu giá đất hiện tại. Công khai, minh bạch vẫn luôn hiệu quả, đặc biệt trong đấu giá đất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao hơn 30.000m² đất tại xã Tiên Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Bộ Xây dựng cho biết, giá nhà ở xã hội tăng so với trước đây là do ảnh hưởng của dự toán, chi phí nhân công và giá vật liệu đầu vào tăng.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:

Nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đã được các quận, huyện đầu năm 2025 áp dụng một vòng duy nhất, nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng tham gia và ghi nhận hiệu quả bước đầu.

Nhiều dự án với hàng trăm thửa đất sẽ được các quận, huyện, thị xã đưa ra đấu giá trong tháng 4 này theo kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt.