Thế giới cần khung pháp lý để kiểm soát AI hiệu quả

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những chủ đề lớn tại Diễn đàn Kinh tế thế giới vừa diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ. Người sáng lập, kiêm chủ tịch điều hành của Diễn đàn Klaus Schwab đã nhấn mạnh tới sức mạnh biến đổi của trí tuệ nhân tạo và sự cần thiết của một khuôn khổ toàn cầu để đảm bảo việc phát triển AI một cách có trách nhiệm và có lợi.

Trả lời phỏng vấn báo chí ông Klaus Schwab khẳng định, trí tuệ nhân tạo AI là một cơ hội tuyệt vời, có thể đưa xã hội loài người trở thành một “xã hội thông minh” nếu được kiểm soát và quản lý đúng cách.

Ông Klaus Schwab - Người sáng lập và chủ tịch điều hành WEF cho biết: "Trí tuệ nhân tạo là may mắn hay tai họa là tùy thuộc vào chúng ta. Theo tôi, đó là cơ hội lớn. Nó có thể đem lại cho chúng ta một nền kinh tế hoàn toàn mới, khởi sắc. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị, vì nhiều lao động sẽ phải đào tạo lại hoặc nâng cao".

Thế giới cần khung pháp lý để kiểm soát AI hiệu quả

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng mà AI có thể mang lại, bao gồm sự lan truyền tin giả và làm lệch lạc các cuộc bầu cử, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được sự cân bằng giữa thúc đẩy lợi ích của AI và ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn.

Ông Klaus Schwab chia sẻ thêm: “Chúng ta phải tạo ra các rào chắn, chúng ta phải tạo ra các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích cho loài người và không đưa chúng ta đến ngày tận thế”.

Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ

Ông cho rằng AI có nhiều khía cạnh bao gồm sở hữu trí tuệ và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của sự hợp tác toàn cầu. Thế giới cần có một khuôn khổ pháp lý về AI.

Để đạt được hiệu quả thì tất cả các quốc gia trong đó bao gồm các quốc gia hàng đầu về công nghệ cùng tham gia cuộc đàm phán tương tự như khuôn khổ COP về biến đổi khí hậu hay Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ở Vienna, Áo. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra một cơ chế toàn cầu để kiểm soát trí tuệ nhân tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.

Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".

Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.