Thế giới còn cách xa mục tiêu tăng năng lượng tái tạo

Gần 70 quốc gia, hiện chiếm 80% tổng công suất điện tái tạo toàn cầu - dự kiến sẽ đạt hoặc vượt các mục tiêu vào năm 2030. Tuy nhiên, thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Theo “Báo cáo Năng lượng tái tạo năm 2024” mới công bố của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thế giới dự kiến bổ sung hơn 5.500 gigawatt (GW) công suất điện tái tạo đến cuối thập kỷ này, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2023. Mức tăng này tương đương tổng công suất điện hiện tại của Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ.

Ông Fatih Birol, Giám đốc Điều hành IEA đánh giá, năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh hơn cả mục tiêu một số nước đề ra. Nguyên nhân không chỉ bởi nỗ lực giảm khí thải hoặc tăng cường an ninh năng lượng mà còn do năng lượng tái tạo là lựa chọn rẻ nhất để bổ sung công suất điện mới ở hầu hết các quốc gia.

Trong đó, Trung Quốc sẽ chiếm gần 60% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt trên toàn cầu từ nay đến năm 2030, trở thành quốc gia chiếm gần 50% tổng công suất điện tái tạo toàn cầu vào cuối thập kỷ, tăng từ mức một phần ba vào 2010.

Hệ thống năng lượng tái tạo công suất lớn. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Ông Wan Jinsong, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc đã tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon. Đây cũng là nền tảng khuyến khích chúng tôi chuyển đổi năng lượng xanh và carbon thấp. Trong thập kỷ qua, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo hàng năm của Trung Quốc chiếm hơn 40% tổng công suất của thế giới. Chỉ tính riêng năm 2023, đầu tư cho năng lượng mặt trời của Trung Quốc là 220 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng một nửa tổng số vốn đầu tư của thế giới trong thập kỷ qua”.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, các nguồn năng lượng tái tạo có khả năng đáp ứng gần một nửa tổng nhu cầu điện toàn cầu vào 2030. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, mục tiêu chung toàn cầu được đặt ra tại Hội nghị COP28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu là tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo đến 2030 có thể không đạt được.

Để có thể đạt được mục tiêu đó, các nước cần đẩy mạnh nỗ lực tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện. Điều này đòi hỏi phải xây dựng và hiện đại hóa 25 triệu km lưới điện và đạt công suất lưu trữ 1.500 GW vào năm 2030. Theo phân tích của IEA, để thực hiện điều đó, các chính phủ cần hành động nhanh và táo bạo vào năm tới và tăng cường hợp tác quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu đến thủ đô Paris của Pháp những ngày này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một “công viên kỷ Jura” thu nhỏ khi những mô hình của các loài động vật từ thời tiền sử được đem ra trưng bày và tỏa sáng lung linh trong màn đêm.

Hội chợ Giáng sinh thường niên tại thành phố Essen, Đức đã chính thức khai mạc, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội tại hội chợ được mệnh danh là “xanh và bền vững nhất châu Âu.”

Mới đây, các nhà khảo cổ học Nga đã phát hiện hộp sọ của một con hổ răng kiếm có niên đại 32.000 năm tuổi hầu như còn nguyên vẹn. Đây là điều rất hiếm thấy trong việc khảo cổ vì thường thì hộp sọ của các loài động vật từ thời tiền sử không còn được tìm thấy trong tình trạng bảo toàn nguyên vẹn.

Theo báo cáo công bố tại Hội nghị Cấp cao Internet Thế giới 2024, Trung Quốc hiện sở hữu mạng 5G lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Cả số lượng trạm phát sóng 5G lẫn người dùng Internet 5G tại nước này đều chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này lên án các cuộc tập trận quân sự chung mới đây của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, cảnh báo sẽ hành động ngay lập tức nếu cần để bảo vệ nhà nước.

Thẩm phán Tòa án Tối cao New York, ông Juan Merchan đã hoãn vô thời hạn việc kết án ông Donald Trump trong vụ “chi tiền bịt miệng”.