Thế giới phân rẽ về việc công nhận nhà nước Palestine

Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước tại Trung Đông hoan nghênh việc công nhận nhà nước Palestine; song Mỹ và một số nước châu Âu khác lại “không đánh giá cao”.

Theo các nhà lãnh đạo Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha, việc công nhận nhà nước Palestine sẽ tạo động lực giúp khởi động một tiến trình đàm phán mới cho cuộc xung đột Israel - Palestine dai dẳng trong nhiều thập kỷ. Điều này phù hợp với Sáng kiến hòa bình Trung Đông do các nước Ả-rập đề xuất.

Ở thời điểm hiện tại, điều này có thể tạo ra áp lực để Israel ngừng các chiến dịch quân sự ở Gaza, thúc đẩy Hamas thả con tin.

Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha sẽ chính thức công nhận nhà nước Palestine vào cuối tháng 5.

Cùng với Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha, các nước Anh, Australia, Malta và Slovenia cũng tuyên bố sẽ xem xét việc sớm công nhận Nhà nước Palestine.

Ngày 22/5, ngoại trưởng Côlômbia cho biết Tổng thống nước này Gustavo Petro chỉ thị mở Đại sứ quán ở thành phố Ramallah của Palestine.

Ngoại trưởng Côlômbia cho biết Tổng thống nước nàyra chỉ thị mở Đại sứ quán ở thành phố Ramallah của Palestine.

Tuy nhiên, Mỹ và một số quốc gia châu Âu khác lại cho rằng việc công nhận đơn phương sẽ không đem lại giải pháp hiệu quả cho vấn đề. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng đàm phán trực tiếp giữa các bên là cách tiếp cận tốt nhất. Giải pháp hai nhà nước phải đảm bảo an ninh của Israel cũng như mang lại tương lai, phẩm giá và an ninh cho người dân Palestine.

Mỹ cho rằng việc công nhận đơn phương sẽ không đem lại giải pháp hiệu quả cho vấn đề.

Về phía Israel, chính phủ nước này kịch liệt phản đối sự công nhận Nhà nước Palestine. Bộ Ngoại giao Israel đã ngay lập tức triệu hồi Đại sứ của nước này tại Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha trở về, đồng thời triệu Đại sứ 3 nước tại Israel lên để phản đối./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 700 người đã tham gia dọn dẹp các vết dầu loang và đã thu gom được 550 tấn cát, rác thải dính dầu ở các bãi biển bị ảnh hưởng.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết đã khuyến nghị bổ sung Stonehenge, di tích nổi tiếng từ thời tiền sử của Anh, vào danh sách di sản thế giới đang bị đe dọa.

Chính phủ Trung Quốc xem hàng không dân dụng, trong đó có vận tải hàng hóa và chở khách, là một trong những lĩnh vực công nghiệp trọng điểm cần phải ưu tiên phát triển.

Cố vấn an ninh quốc gia Israel, ông Tzachi ngày 25/6 cho biết Israel sẽ dành những tuần tới để cố gắng giải quyết xung đột với nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban.

Các cơ quan hỗ trợ y tế ở Dải Gaza mới đây cho biết, họ đang tăng cường sàng lọc trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng trong bối cảnh người dân địa phương tiếp tục phải di tản đến những khu vực mới, khiến nạn đói có nguy cơ lan rộng.

Bộ trưởng ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ qua quyền phủ quyết của nước này để thông qua kế hoạch sử dụng số tiền lãi thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, gọi động thái này là “sự vi phạm trắng trợn” chưa từng có các quy định của EU.